Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Các thủ tục người lao động nước ngoài cần tuân thủ khi làm việc tại Việt Nam

09/06/2022
Chính sách mở cửa sau đại dịch Covid 19 của Việt Nam đã giúp người lao động nước ngoài có cơ hội vào Việt Nam làm việc trở lại. Tuy nhiên, trong vòng hai năm trở lại đây, các quy định pháp luật hiện hành đã có những sự thay đổi so với trước. Vậy đâu là những thủ tục mà người lao động nước ngoài cần tuân thủ khi làm việc tại Việt Nam? Quý khách hãy cùng Hãng luật Siglaw nghiên cứu các thủ tục đó trong bài viết dưới đây nhé!

Danh sách thủ tục người lao động nước ngoài cần tuân thủ:

1. Thủ tục liên quan đến giấy phép lao động

Ngoài 20 trường hợp được miễn giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép lao động. Giấy phép lao động là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp (cơ quan hiện tại quản lý giấy phép lao động là Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động trong các mối quan hệ lao động. Thời hạn giấy phép lao động thông thường là 2 năm.


 

Giấy phép lao động và những điều cần biết

Xem thêm: Giấy phép lao động là gì - Những điều cơ bản cần biết

Các nghiệp vụ thường gặp liên quan đến giấy phép lao động bao gồm: Xin cấp mới, cấp lại, gia hạn, miễn giấy phép lao động và thu hồi giấy phép lao động. Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết dưới đây để biết thêm thông tin:

Trường hợp người lao động không có giấy phép lao động sẽ bị phạt hành chính với số tiền dao động từ 15-25 triệu đồng và rủi ro bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Xem thêm bài viết: Mức phạt với người lao động nước ngoài khi không có giấy phép lao động

Lưu ý: Sau khi được cấp giấy phép lao động thì người nước ngoài sẽ có đủ điều kiện để xin cấp thẻ tạm trú diện lao động.

Ảnh: Giấy phép lao động

2. Thủ tục liên quan đến thẻ tạm trú

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công An hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Mặt khác thẻ tạm trú có giá trị tương đương thị thực (visa) cho phép người nước ngoài sinh sống và dễ dàng xuất nhập cảnh vào Việt Nam. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 02-10 năm (tùy loại).


 

Thẻ tạm trú và những điều cần biết

Các nghiệp vụ thường gặp liên quan đến thẻ tạm trú bao gồm: Đăng ký tạm trú, xin cấp mới, cấp lại, thu hồi thẻ tạm trú. Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết dưới đây để biết thêm thông tin:

Lưu ý: Thẻ tạm trú không gia hạn. Thay vào đó sau khi hết hạn thẻ tạm trú thì người lao động cần làm thủ tục xin cấp mới thẻ tạm trú.

Ảnh: Thẻ tạm trú

3. Ký kết hợp đồng lao động và thử việc

Hợp đồng lao động là một văn bản quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung, và đặc biệt là người lao động nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại một quốc gia khác. Chính vì vậy, khi bắt đầu sang Việt Nam, người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động càng sớm càng tốt. 

Quý khách có thể xem các bài viết sau để biết thêm thông tin:

4. Nộp thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN là thuế trực thu, nghĩa là được tính căn cứ dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh. Ngoài khoản thuế từ tiền công, tiền lương đã được người sử dụng lao động nộp, người lao động cũng sẽ phải tự đóng thuế thu nhập cá nhân nếu như có các khoản thu nhập từ các nguồn như hoạt động kinh doanh, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, thừa kế hay nhận quà tặng. Như vậy, người lao động cần chú ý các nguồn thu nhập để nộp thuế đúng hạn.

Về cách tính thuế, quý khách có thể xem thêm tại bài viết: Cách tính và kê khai thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài

5. Xin thẻ thường trú

Trong quá trình sinh sống tại Việt Nam, nếu như người lao động nước ngoài kết hôn với công dân thường trú tại Việt Nam hoặc đã có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam thì có thể được xem xét cho thường trú. Để được xem xét thường trú, người lao động nước ngoài cần đáp ứng một số điều kiện như: phải có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam và phải tạm trú tại Việt Nam liên tục 03 năm trở lên.

Khác với giấy phép lao động và thẻ tạm trú, việc xin thường trú sẽ do chính người lao động nước ngoài làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ, người lao động sẽ phải chờ một thời gian tương đối dài, từ 04 đến 06 tháng để nhận được kết quả. 

Xem thêm: Quy trình cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Ảnh: Thẻ thưởng trú 

6. Thủ tục khác

Thủ tục khác như đổi giấy phép lái xe theo khoản 5 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, pháp luật quy định đối với người lao động nước ngoài có các loại giấy tờ như giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú thời hạn từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thì sẽ phải đổi giấy phép lái xe tương đương.  

Sau khi chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật, người lao động nước ngoài sẽ nộp hồ sơ tại Sở Giao thông Vận tải nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài với lệ phí là 135.000 đồng/lần  (theo Thông tư 188/2016/TT-BTC). Kết quả hồ sơ sẽ được trả trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Xem thêm: Thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Ảnh: Giấy phép lái xe người nước ngoài

7. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019.

  • Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi bổ sung 2019.

  • Nghị định 152/2020/NĐ-CP Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

  • Nghị định số 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

  • Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Có thể thấy khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam, có rất nhiều thủ tục mà người lao động nước ngoài cần chú ý. Vì vậy, người lao động nước ngoài nên tìm hiểu kỹ các thông tin và chú ý đặc biệt về thời hạn giấy phép lao động và thẻ tạm trú để tránh bị phạt khi cơ quan chức năng kiểm tra. 

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020