Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Quy trình cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

08/10/2022
Với thị trường việc làm sôi động, với những nét đẹp về văn hoá, về con người, Việt Nam đang dần trở thành điểm sáng thu hút nhiều người nước ngoài ở lại định cư, sinh sống lâu dài. Vậy làm thế nào để có thể cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam? Quý khách hãy cùng Hãng luật Siglaw giải mã câu hỏi qua bài viết sau đây!

1. Các điều kiện để được cấp thẻ thường trú

Thường trú được hiểu là sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định. Đối với người nước ngoài, để được ghi nhận thường trú tại Việt Nam, người đó sẽ phải xin thẻ thường trú. Đây là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

Điều 39 và 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019 quy định 04 trường hợp người lao động nước ngoài có thể được cấp thẻ thường trú: 

  • Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

  • Nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

  • Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

  • Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Ngoài ra, để được xem xét cho thường trú, các đối tượng trên đều phải chứng minh mình đã có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định để bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Qua bốn đối tượng trên, có thể thấy Việt Nam có những chính sách rất nhân đạo. Không chỉ thể hiện sự biết ơn với những người nước ngoài có công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước mình, Việt Nam còn khuyến khích, tạo điều kiện cho những nhà khoa học, chuyên gia đang miệt mài nghiên cứu và chào đón những người không có quốc tịch đã sinh sống tại Việt Nam từ trước những năm 2000 đến nay. Ngoài ra, pháp luật cũng tạo điều kiện để những người có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân và  đang thường trú tại Việt Nam được bảo lãnh và có thể sinh sống lâu dài bên gia đình, người thân.

Như vậy, nếu như sau khi sang Việt Nam, người lao động yêu và kết hôn với một công dân Việt Nam, thì người đó hoàn toàn có quyền được bảo lãnh xin thẻ thường trú theo trường hợp thứ ba. 

2. Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài

2.1. Ai là người làm thẻ thường trú?

Nếu như giấy phép lao động và thẻ tạm trú, người nước ngoài sẽ không phải trực tiếp đứng ra làm các thủ tục này (trách nhiệm xin giấy phép lao động do người sử dụng lao động và xin thẻ tạm trú do cá nhân, cơ quan, tổ chức mời bảo lãnh) thì việc xin thẻ thường trú sẽ do chính người nước ngoài thực hiện. Hồ sơ chuẩn bị:

Đối với các trường hợp có quốc tịch, người nước ngoài cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Đơn xin thường trú Mẫu NA12 Thông tư 04/2015/TT-BCA của Bộ Công an.

Ảnh: Mẫu đơn xin cấp thường trú

  • Lý lịch tư pháp mẫu số 1 do cơ quan có thẩm quyền của nước người đó là công dân cấp.
  • Công hàm (văn kiện nội dung trao đổi, thông báo, đề nghị) của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú.

  • Bản sao hộ chiếu có chứng thực.

  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở, tài chính, thu nhập. 

  • Giấy bảo lãnh.

Đối với người không có quốc tịch, hồ sơ sẽ đơn giản hơn nhiều, chỉ gồm 03 tài liệu:

  • Đơn xin thường trú Mẫu NA12 Thông tư 04/2015/TT-BCA của Bộ Công an.

  • Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000.

  • Giấy tờ đủ chứng minh chỗ ở, tài chính, thu nhập. 

Nơi nộp và xử lý hồ sơ: Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tạm trú.

Thời hạn giải quyết: Bộ trưởng Bộ Công an sẽ xem xét và quyết định cho thường trú trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng. Như vậy tổng thời gian giải quyết hồ sơ có thể kéo dài từ 04 đến 06 tháng.

Sau khi có quyết định thường trú, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thông báo cho Công an tỉnh nơi người nước ngoài xin thường trú. Công an tỉnh sẽ thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú để đến lấy kết quả. Pháp luật yêu cầu người nước ngoài phải đến nhận thẻ thường trú trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú.

3. Một số lợi ích khi người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam

Như đã nói ở trên, thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Do đó, loại thẻ này sẽ có rất nhiều lợi ích đối với người nước ngoài:

  • Người nước ngoài sẽ không phải làm thủ tục cấp thẻ tạm trú khi hết hạn nữa. Điều này giúp người nước ngoài tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. 

  • Do nó có giá trị thay thị thực, hay nói cách khác, người nước ngoài nếu có thẻ thường trú sẽ được miễn thị thực. Do đó, khi xuất nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài sẽ không cần xin thị thực nữa. Thẻ thường trú sẽ thay thế cho thị thực khi người đó nhập cảnh, xuất cảnh khỏi Việt Nam. Với kích thước nhỏ gọn và vô thời hạn, thẻ thường trú là một lợi thế dành cho người nước ngoài.

  • Khi có thẻ thường trú, người đó sẽ có thể bảo lãnh người thân vào Việt Nam theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi bổ sung 2019.

Xem thêm: "Các thủ tục người lao động nước ngoài cần tuân thủ khi làm việc tại Việt Nam"

4. Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi bổ sung 2019.

  • Thông tư 04/2015/TT-BCA của Bộ Công an.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020