Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Đầu tư thành lập công ty tại Myanmar

21/11/2022

Kết quả khách hàng nhận được:

  • Chi phí hợp lý, tiết kiệm nhất trên thị trường, cam kết không phát sinh chi phí khác.

  • Dịch vụ chuyên nghiệp, tối ưu hiệu quả, thời gian hoàn thành công việc nhanh nhất.

  • Quyền lợi của khách hàng được đặt lên hàng đầu.

  • Đội ngũ chuyên gia tư vấn tài chính, chuyên gia thuế nhiều năm kinh nghiệm công tác tại Big4 như: Deloitte, AASC, ASCO, E&Y…

  • Đội ngũ chuyên gia về thẩm định doanh nghiệp.

  • Đúng hạn và chuẩn mực: Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, Siglaw cam kết luôn giữ vững chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp trong mọi trường hợp.

  • Giá trị gia tăng và nhiều chính sách ưu đãi: Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý, đội ngũ luật sư và chuyên gia của Siglaw sẽ tư vấn cho khách hàng những rủi ro về tài chính, thuế, lao động, bảo hiểm, hợp đồng, thẩm định...

  • Tính bảo mật: Trong mọi trường hợp, việc đảm bảo bảo mật thông tin của khách hàng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Siglaw.

Hệ thống văn phòng luật sư chuyên nghiệp trên toàn quốc

Công ty Luật Siglaw được thành lập bởi đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý cao cấp có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, Đầu tư FDI tại Việt Nam, Giấy phép con, Giấy phép lao động, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư ra nước ngoài, M&A … từ năm 2012. Chúng tôi đã trực tiếp tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho các đơn vị lớn như: BIDV, BigC, VinaCafe, Kocharm, Lotte, Haidilao, Point Avenue...

Siglaw tự hào có hệ thống văn phòng, chi nhánh và đối tác trên toàn quốc

Siglaw dẫn đầu thị trường trong việc cung cấp dịch vụ cam kết hoàn hảo cho doanh nghiệp. Siglaw với hệ thống văn phòng, chi nhánh và đối tác của Siglaw có mặt ở khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.

Xem Giới thiệu về Siglaw
Myanmar là một quốc gia có nhiều tiềm năng, cho các công ty doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Với xấp xỉ hơn 60 triệu dân, hầu hết các mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng đều phải nhập khẩu, Myanmar thực sự là thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó, chính phủ Myanmar có nhiều chính sách khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào Myanmar nhằm khai thác thu lợi nhuận từ các nguồn lực nước ngoài, nơi mà các ngành nông nghiệp, bất động sản và xây dựng, du lịch, sản xuất và năng lượng đã và đang là các hạng mục trọng yếu trong sự phát triển của Myanmar. Myanmar hiện đang nỗ lực đẩy nhanh rất nhiều thủ tục chấp thuận đầu tư, qua bài viết về tư vấn đầu tư Myanmar sẽ giúp nhà đầu nhà đầu tư quan tâm có cái nhìn tổng quan và khái quát đầu tư về đất nước này.

Mối quan hệ Việt Nam - Myanmar

Việt Nam và Myanmar thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1947. Ngày 28/5/1975, hai nước, nâng quan hệ ngoại giao từ cấp Tổng lãnh sự lên cấp Đại sứ. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước vẫn đạt kết quả không đáng kể do khó khăn của cả hai bên và phải đến những năm gần đây, nhất là sau khi Myanmar tiến hành cải cách và mở cửa nền kinh tế, quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar mới khởi sắc. Động lực đầu thúc đẩy bước tiến triển trong quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – Myanmar là mối quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp.

Xuất phát từ nền tảng của mối quan hệ gắn bó lâu dài, có nhiều nét tương đồng về vị trí, lịch sử đấu tranh giành độc lập, gần gũi về văn hóa, tôn giáo và cùng là thành viên của ASEAN, nên giữa hai nước hầu như không tồn tại bất kỳ xung đột nào trên các lĩnh vực. Hiện nay, chính phủ Việt Nam và chính phủ Myanmar ký kết hiệp định hợp tác song phương như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Khuyến khích bảo hộ đầu tư giữa Myanmar và Việt Nam được ký kết vào năm 2000...

Tình hình đầu tư của Việt Nam tại Myanmar

Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến quý III/2022, có khoảng hơn 200 doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh sang Myanmar với hơn 18 dự án lớn và tổng vốn đăng ký đạt gần 2,3 tỷ USD đã giúp Việt Nam trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Myanmar.

Trong đó, có thể kể ra các tên tuổi lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, Vietnamairlines, Tập đoàn Viettel, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB),... tạo nên một “làn sóng” đầu tư vào Myanmar. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang rất quan tâm đến môi trường đầu tư tại Myanmar.

Tại sao nên thực hiện đầu tư vào Myanmar?

Câu hỏi thường gặp đầu tư Việt Nam sang Myanmar

Những chính sách ưu đãi khi thành lập doanh nghiệp ở Myanmar

Một điểm sáng trong khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài là Myanmar. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Myanmar đang có chuyển biến tích cực sau khi nước này thông qua Luật đầu tư mới vào năm 2016. Việt Nam nằm trong top 10 những nhà đầu tư lớn nhất tại đây. Ba lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài tại Myanmar hiện nay là dầu khí, thủy điện và chế tạo và 10 lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao gồm nông nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, điện năng, vận tải, giáo dục, y tế, xây dựng nhà ở giá rẻ và các khu công nghiệp.

 

Trong vài năm vừa qua, chính phủ Myanmar đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và trong sạch bao gồm một tỷ giá hối đoái, giảm các rào cản thương mại, cải cách chính sách thuế và quản lý. Chính phủ thông qua một số các đạo luật mới trong thương mại và đầu tư nhằm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như nới lỏng một số rào cản hành chính để kinh doanh ở Myanmar. Những tiến bộ đáng kể trong việc củng cố khu vực tài chính và luật cải cách kinh tế đã thu hút đầu tư nước ngoài. Myanmar đã triển khai các chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, trước hết là cải thiện môi trường pháp lý.

Năm 2016, Luật đầu tư Myanmar ra đời cùng với sự điều hành của Uỷ ban Đầu tư Myanmar (MIC). Sau đó một năm, Luật Doanh nghiệp Myanmar cũng được hoàn tất. Các đạo luật này hầu như tuân thủ nguyên tắc chung của nền kinh tế thị trường. Những khái niệm về loại hình công ty, cổ đông, chuyển nhượng vốn, sử dụng đất, sở hữu trí tuệ,… bắt đầu được luật hóa theo xu hướng tiến bộ. Ngoài ra theo đạo luật mới, nhà đầu tư nước ngoài có thể chứa đến 35% cổ phần của các công ty địa phương. Các công ty với hơn 35% đầu tư nước ngoài sẽ được phân loại là doanh nghiệp vốn nước ngoài.

Để khuyến khích thu hút các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp nước ngoài nói chung, quốc gia này cũng đang áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu cho các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Myanmar cũng được sử dụng 75% lao động nước ngoài trong 2 năm đầu tiên, từ năm thứ 3 giảm xuống 50% và sau đó giảm tiếp còn 25%.

Vấn đề sở hữu trí tuệ luôn là mối lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài khi đổ tiền vào các nước đang phát triển. Với sự ra đời luật Nhãn hiệu Myanmar năm 2019, đạo luật này có sẵn điều khoản quy định về tòa án sở hữu trí tuệ, cơ chế khiếu nại-khiếu kiện, quy trình thẩm định và các biện pháp hải quan kiểm soát biên giới.

Ngoài ra, chính phủ Myanmar cải thiện cơ sở hạ tầng với việc cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư nhiều hơn theo mô hình hợp tác công tư PPP.

Pháp luật Việt Nam không hạn chế đối tượng nhà đầu tư được phép đầu tư ra nước ngoài, miễn là nhà đầu tư không thuộc diện đang nợ thuế nhà nước, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc là công chức, cán bộ. Theo Luật đầu tư năm 2020, về chủ thể được thực hiện đầu tư Việt Nam ra nước ngoài bao gồm 06 nhóm đối tượng sau:

  • Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
  • Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
  • Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp.
  • Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh đó, các chủ thể phải đáp ứng một số điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sang Myanmar, cụ thể:

  • Hoạt động đầu tư sang Myanmar phù hợp với mục đích của nhà nước khi khuyến khích đầu tư.
  • Nhà đầu tư phải tuân thủ pháp luật trong nước, pháp luật Myanmar và pháp luật quốc tế có liên quan.
  • Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư sang Myanmar và đáp ứng điều kiện đầu tư sang Myanmar đối với ngành, nghề đầu tư sang Myanmar có điều kiện.
  • Nhà đầu tư phải có cam kết về tài chính, tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư sang Myanmar của tổ chức tín dụng được phép.
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Nên lựa chọn hình thức đầu tư nào khi thực hiện đầu tư tại Myanmar

Về hình thức đầu tư ra từ Việt Nam ra nước ngoài, pháp luật đầu tư Việt Nam hiện ghi nhận 05 hình thức sau:
  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài.
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó.
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Vì vậy, nhà đầu tư Việt Nam có 5 hình thức có thể đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar, tùy vào hình thức đầu tư sẽ có những tài liệu xác định hình thức đầu tư tại Myanmar.

Các ngành nghề nên đầu tư tại Myanmar hiện nay

Theo Điều 53 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư Việt không được thực hiện các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài sau đây:

  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan. Theo đó, ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh ra nước ngoài theo pháp luật đầu tư trong nước bao gồm:
    • Kinh doanh các chất ma túy.
    • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật.
    • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên của Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên.
    • Kinh doanh mại dâm.
    • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
    • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
    • Kinh doanh pháo nổ.
    • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
  • Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước Myanmar.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về ngành, nghề có đầu tư có điều kiện bao gồm 05 ngành, nghề sau đây: Ngân hàng; Bảo hiểm; Chứng khoán; Báo chí, phát thanh, truyền hình và Kinh doanh bất động sản.

Có thể khẳng định rằng, nguồn vốn là một trong nội dung quan trọng đối với bất kỳ dự án đầu tư nào. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài nói chung và sang Myanmar nói chung luôn chịu sự quản lý chặt chẽ bằng các quy định pháp luật của Nhà nước.

Về nguồn vốn đầu tư sang Myanmar bao gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm: Vốn chủ sở hữu; vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài; Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Tiền và tài sản khác gồm: Ngoại tệ; VNĐ; tài sản cố định, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm; Quyền sở hữu trí tuệ; Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài; tài sản hợp pháp theo quy định pháp luật dân sự.

Về việc chuyển tài sản là ngoại tệ và Đồng Việt Nam, khi có Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép thì người cư trú phải mở tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và đăng ký việc thực hiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển mở rộng thị trường, thu ngoại tệ,... Khi đầu tư vào Myanmar, trước tiên nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định về đầu tư ra nước ngoài của Luật đầu tư 2020, sau đó đến quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia Myanmar và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Vì vậy, khi thực hiện dự án đầu tư sang nước Myanmar, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục 03 bước sau đây:

Giai đoạn 1: Nhà đầu tư Việt thực hiện các thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam để được cấp phép đầu tư nước ngoài. Theo đó nhà đầu tư Việt phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Trước khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài,đối với một số dự án đầu tư đặc thù, có quy mô lớn, trước hết nhà đầu tư phải xin quyết định chủ trương đầu tư trong hai trường hợp sau đây:

  • Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên và Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên và dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư nước ngoài.

Đối với các dự án không thuộc những trường hợp trên nhà đầu tư Việt không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Nhà đầu tư cần chuẩn bị 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc xin cấp giấy chứng đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Phương thức nộp: Nhà đầu tư Việt sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể nộp qua cách:

  • Nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính.
  • Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính có thẩm quyền.
  • Nộp trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Trường hợp dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án xin quyết định chủ trương thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Giai đoạn 2: Nhà đầu tư thực hiện đăng ký đầu tư tại nước Myanmar

Sau khi nhà đầu tư Việt được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài. Căn cứ vào các quy định của nước Myanmar, nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các thủ tục để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh tại nước Myanmar. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đăng ký thành lập công ty tại Myanmar thông qua:

  • Luật Doanh nghiệp Myanmar và không cần giấy phép của MIC. Tuy nhiên những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dưới hình thức Luật Doanh nghiệp Myanmar sẽ không được nhận ưu đãi thuế. Vốn đầu tư tối thiểu là 50.000 USD cho các doanh nghiệp dịch vụ và 150.000 USD cho doanh nghiệp sản xuất.
  • Luật Đầu tư nước ngoài Myanmar, trong đó các công ty được phép nhận chính sách ưu đãi thuế. Vốn đầu tư tối thiểu do MIC quy định.

Nhà đầu tư Việt đăng ký xin cấp giấy phép thành lập tạm thời tại Myanmar. Sau đó, khi đã cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài từ cơ quan có thẩm quyền (giai đoạn 1), nhà đầu tư đăng ký tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại một Ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam.

Đồng thời nhà đầu tư chuyển khoản 50% vốn đầu tư quy định sang ngoại tệ được chấp thuận tại ngân hàng của Myanmar, là những ngân hàng được cấp giấy phép giao dịch ngoại hối (Giấy phép giao dịch ngoại hối đã được cấp cho 3 ngân hàng quốc doanh và 15 ngân hàng thương mại).Cuối cùng, giấy phép kinh doanh chính thức sẽ được cấp khi nhà đầu tư hoàn thành thủ tục trên.

Giai đoạn 3: Sau khi hoàn thành các thủ tục về đăng ký đầu tư tại Việt Nam và Myanmar, nhà đầu tư tiến hành chuyển vốn đầu tư sang Myanmar để thực hiện hoạt động đầu tư.

Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, việc chuyển lợi nhuận đầu tư về Việt Nam là một nội dung quan trọng nhà đầu tư cần lưu ý tuân thủ. Theo đó, nhà đầu tư phải chuyển lợi nhuận về nước (trừ trường hợp tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký; tăng vốn đầu tư ra nước ngoài; thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài) trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương.

Nếu không chuyển trong thời hạn quy định thì phải có văn bản thông báo cho Bộ kế hoạch và đầu tư hoặc nếu không sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn.

 Phạm vi công việc của Siglaw khi Tư vấn đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar

  • Tư vấn, giải đáp cho khách hàng những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar.
  • Tư vấn, phân tích về các hình thức đầu tư sang Myanmar để khách hàng lựa chọn được hình thức phù hợp với nhu cầu.
  • Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lý của từng hình thức đầu tư sang Myanmar để khách hàng có lựa chọn phù hợp.
  • Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lý đối với địa bàn, ngành, nghề doanh nghiệp dự kiến đầu tư.
  • Hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị báo cáo tài chính, hồ sơ chứng minh tài chính và các giấy tờ pháp lý khác liên quan.
  • Hướng dẫn soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết để đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar.
  • Hướng dẫn thực hiện nộp, theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn làm việc và giải trình các yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn các vấn đề về hoạt động, báo cáo thường niên có liên quan.
  • Các chính sách ưu đãi khách hàng nhận được khi đăng ký Tư vấn đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar của Siglaw
  • Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp, đầu tư của Myanmar.
  • Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật Myanmar.
  • Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… tại thời điểm tư vấn của dự án đầu tư ra nước ngoài.
  • ... Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!

Chính sách ưu đãi chăm sóc khách hàng Siglaw

Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ

Tại Siglaw, với khẩu hiệu "Bảo mật - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Uy tín", chúng tôi thiết lập “Bộ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ đến khách hàng” và toàn bộ Luật sư và chuyên gia của Siglaw luôn thực hiện ở mức độ cao nhất:

Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ Siglaw

1. Chất lượng chuyên môn cao: Các dịch vụ Pháp lý của chúng tôi luôn được tư vấn và thực hiện bởi các Luật sư và chuyên gia có am hiểu chuyên môn sâu sắc và dày dặn kinh nghiệm nhằm đảm bảo đưa ra các giải pháp tư vấn luôn chính xác, tuân thủ pháp luật và mang lại giá trị cao cho khách hàng.
2. Bảo mật: Việc đảm bảo bảo mật thông tin của khách hàng, trong mọi trường hợp, luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.
3. Đúng hạn: Chúng tôi cam kết trong việc đáp ứng yêu cầu về thời hạn công việc. Theo đó, tiến độ công việc sẽ luôn được chúng tôi theo sát và thông tin kịp thời đến khách hàng.
4. Phản hồi nhanh chóng: Mọi trao đổi, liên hệ hay yêu cầu của khách hàng sẽ được phản hồi nhanh chóng, kịp thời hoặc chậm nhất trong vòng 24 giờ.
5. Chính trực: Chúng tôi luôn giữ vững sự chính trực trong mọi trường hợp, tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong mọi trường hợp.
6. Chuyên nghiệp: Chúng tôi đem đến sự chuyên nghiệp trong kiến thức pháp lý sâu sắc của đội ngũ Luật sư và Chuyên gia trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào; sự chuyên nghiệp trong giao tiếp đa ngôn ngữ khi khách hàng luôn cảm thấy dễ dàng trao đổi công việc với chúng tôi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn); sự chuyên nghiệp trong thái độ và tác phong làm việc với khách hàng.
7. Nhiệt tình và thân thiện: Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tối đa trong khả năng của chúng tôi và trong mọi trường hợp. Chúng tôi đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái vì sự thân thiện trong giao tiếp với bất kỳ Luật sư nào.
8. Dễ dàng và Thuận tiện: Chúng tôi luôn nỗ lực tìm cách cung cấp dịch vụ theo cách làm cho khách hàng cảm thấy dễ dàng và thuận tiện nhất.
9. Giá trị gia tăng: Trong quá trình cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn cố gắng tối đa để cung cấp các phương án tư vấn/đề xuất giúp khách hàng có sự so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất, hoàn thiện nhất.
 

Quy trình thực hiện Tư vấn đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar của Siglaw

Quy trình thực hiện Tư vấn đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar của Siglaw

01. Tiếp nhận và xử lý thông tin

Chuyên viên pháp lý đầu tư - doanh nghiệp của Siglaw sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng cung cấp. Tiếp đó, chúng tôi sẽ làm rõ, thu thập các thông tin phục vụ cho quá trình tư vấn.

02. Tư vấn cụ thể về pháp lý

Tiếp đó, Chuyên gia của Siglaw sẽ tư vấn cụ thể về thủ tục, quy trình làm việc, giải pháp tối ưu để xử lý yêu cầu của quý khách một cách nhanh nhất.

03. Đàm phán và Ký kết hợp đồng

Sau quá trình tư vấn của chuyên viên, nếu bạn quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Siglaw sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với Quý khách hàng.

04. Thực hiện dịch vụ

  • Chuyên viên của Siglaw sẽ tư vấn cụ thể và hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp của khách hàng.
  • Giải đáp, tư vấn những quy định pháp luật liên quan đến pháp luật đầu tư ra nước ngoài, pháp luật doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết cần thiết để thực hiện các hoạt động đầu tư.
  • Tư vấn khách hàng các vấn đề có liên quan quy định về thuế, bảo hiểm…có liên quan đến đầu tư ra nước ngoài.
Link rss

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

LIÊN HỆ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ

Siglaw khu vực Miền Bắc

Mobile: 0967 818 020


Mail: hanoi@siglaw.vn

Siglaw khu vực Miền Trung

Mobile: 967 818 020


Mail: danang@siglaw.vn

Siglaw khu vực Miền Nam

Mobile: 0967 818 020


Mail: hcm@siglaw.vn

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Email: hcm@siglaw.vn


CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020