Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

08/10/2022
Khi làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài sẽ cần tuân thủ rất nhiều thủ tục để được xem là hợp pháp. Ngoài các thủ tục liên quan đến giấy phép lao động, thẻ tạm trú, thường trú, một thủ tục tương đối quan trọng đối với người lao động nước ngoài đó là đổi giấy phép lái xe. Vậy hồ sơ, quy trình như thế nào? Mời quý khách cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Hãng luật Siglaw nhé!

Xem thêm: "Các thủ tục người lao động nước ngoài cần tuân thủ khi làm việc tại Việt Nam"

1. Quy định về thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài

Các quy định về giấy phép lái xe nói chung được quy định trong Thông tư số 12/2017/TT-BGTVTThông tư 04/2022/TT-BGTVT sửa đổi bổ sung một số điều trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

Về cơ bản, có một số điều người lao động nước ngoài cần chú ý như sau:

Thứ nhất, về đối tượng, để được đổi giấy phép lái xe, người nước ngoài phải là những người được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam, khi có có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thì tiến hành thủ tục phải đổi giấy phép lái xe tương đương. Khoản 5 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định cụ thể các đối tượng người nước ngoài có quyền đổi giấy phép lái xe như sau:

  • Người nước ngoài đã được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam.

  • Người nước ngoài định đã cư lâu dài ở Việt Nam có giấy phép lái xe Việt Nam đã được đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài hết hạn, nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe.

  • Người nước ngoài có các giấy tờ như giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú của người nước ngoài phải có thời hạn từ 03 tháng trở lên và giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng.

Thứ hai, về độ tuổi, người nước ngoài phải đủ tuổi quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008, phụ thuộc vào dung tích xi lanh xe, trọng tải và loại hình xe bao gồm:

  • Đủ 16 tuổi trở lên: Xe gắn máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

  • Đủ 18 tuổi trở lên: Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh (dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên), xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.

  • Đủ 21 tuổi trở lên: Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2).

  • Đủ 24 tuổi trở lên: Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).

  • Đủ 27 tuổi trở lên: Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD). Trong đó, người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi chỉ được lái tối đa đến 50 tuổi (với nữ) và 55 tuổi (với nam).

Thứ ba, người nước ngoài còn phải đáp ứng về mặt sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Quy định về sức khỏe đối với người lái xe đã được Bộ Y tế và Bộ giao thông vận tải thống nhất trong Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT. Tại Phụ lục I, Thông tư này đã quy định rõ các tình trạng bệnh, tật không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe. Một số tình trạng bệnh, tật phổ biến có thể kể đến như: 

  • Người bị rối loạn tâm thần cấp hoặc rối loạn tâm thần mãn tính không điều khiển được hành vi.

  • Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

  • Thị lực nhìn xa hai mắt kể cả điều chỉnh bằng kính.

  • Sử dụng các chất ma túy.

  • Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

  • Các bệnh về tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp.

2. Ý nghĩa của việc đổi giấy phép lái xe

Việc đổi giấy phép lái xe là một thủ tục rất nhỏ, tuy nhiên nó lại có những ý nghĩa riêng. Xuất phát từ thói quen của mỗi quốc gia, thông thường có một số quốc gia khác áp dụng luật lái xe bên trái, tiêu biểu có thể kể đến một số Quốc gia như: Anh, Scotland, Sri Lanka, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaysia, Singapore, Thái Lan,... Do đó, thiết kế vô lăng phù hợp với quy định đó thường sẽ nằm bên tay phải. Ngược lại, tại Việt Nam, luật lại là lái xe bên tay phải, nên vô lăng sẽ nằm bên tay trái. 

Hơn nữa, mỗi quốc gia sẽ có những quy định, điều kiện riêng về sức khoẻ, độ tuổi, các loại bằng lái xe. Vì vậy, khi người nước ngoài sang Việt Nam, họ phải làm thủ tục đổi giấy phép lái xe để cơ quan có thẩm quyền xem xét điều kiện của người đó khi tham gia giao thông có phù hợp hay không. Điều này cũng góp phần đảm bảo an toàn giao thông cho chính người lao động nước ngoài cũng như mọi người tham gia giao thông. 

3. Quy trình, thủ tục đổi giấy phép lái xe cho  người lao động nước ngoài 

Bước 1: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

  • Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe. 

  • Giấy phép lái xe nước ngoài: Bản hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật tại cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe.

  • Hộ chiếu: Bản sao chứng thực phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam.

  • Bản sao giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài. Khi đến nơi, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Bước 3: Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, người lao động nộp lệ phí là 135.000 đồng/lần theo Thông tư 188/2016/TT-BTC.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe. Trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do.

Như vậy, có thể thấy thủ tục xin đổi giấy phép lái xe cũng tương đối đơn giản. Người nước ngoài chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đúng như hướng dẫn và nộp tại cơ quan có thẩm quyền là được. 

4. Căn cứ pháp lý 

  • Luật giao thông đường bộ 2008. Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.Thông tư 04/2022/TT-BGTVT sửa đổi bổ sung một số điều trong 

  • Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

  • Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY LUẬT SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020