Chính phủ Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển mở rộng thị trường, thu ngoại tệ,... Khi đầu tư vào Úc, nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định về đầu tư ra nước ngoài của Luật đầu tư 2020. Theo đó, khi thực hiện dự án đầu tư sang nước Úc, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục 03 bước sau đây:
Giai đoạn 1: Nhà đầu tư Việt thực hiện các thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam để được cấp phép đầu tư nước ngoài. Theo đó nhà đầu tư Việt phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Trước khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài,đối với một số dự án đầu tư đặc thù, có quy mô lớn, trước hết nhà đầu tư phải xin quyết định chủ trương đầu tư trong hai trường hợp sau đây:
-
Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên và Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
-
Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên và dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư nước ngoài.
Đối với các dự án không thuộc những trường hợp trên nhà đầu tư Việt không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Nhà đầu tư cần chuẩn bị 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc xin cấp giấy chứng đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Phương thức nộp: Nhà đầu tư Việt sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể nộp qua cách:
-
Nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính.
-
Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính có thẩm quyền.
-
Nộp trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Trường hợp dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án xin quyết định chủ trương thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Giai đoạn 2: Nhà đầu tư thực hiện đăng ký đầu tư tại nước Úc
Sau khi nhà đầu tư Việt được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài. Căn cứ vào các quy định của nước Úc, nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các thủ tục để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh tại nước Úc. Nhà đầu tư cần cung cấp các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ASIC (Ủy ban chứng khoán và Đầu tư Úc). Sau khi đã đăng ký thành lập công ty, nhà đầu tư Việt sẽ được phép tiến hành kinh doanh tại tất cả các bang và vùng lãnh thổ trên toàn nước Úc.
Giai đoạn 3: Sau khi hoàn thành các thủ tục về đăng ký đầu tư tại Việt Nam và Úc, nhà đầu tư tiến hành chuyển vốn đầu tư sang Úc để thực hiện hoạt động đầu tư.