Đầu tư thành lập công ty tại Lào được rất nhiều nhà đầu tư từ Việt Nam nói chung và nước ngoài nói riêng đặc biệt quan tâm rất nhiều hiện nay. Vậy hồ sơ thủ tục để thành lập doanh nghiệp tại Lào như thế nào? Các ngành nghề được phép đầu tư ở đây ra sao? Các ưu đãi khuyến khích khi đầu tư tại Lào là gì? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé:
Mối quan hệ truyền thống lâu đời Việt Nam - Lào
Trải qua 60 năm qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, thuận lợi và thách thức đan xen, song có thể khẳng định quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết, truyền thống từ lâu đời và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào đã không ngừng phát triển vững chắc, ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Đặc biệt, hiểu được vai trò và tầm quan trọng của đầu tư nên các chính sách đầu tư Việt Nam - Lào luôn được hai quốc gia quan tâm, đẩy mạnh. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam - Lào đã ký kết các hiệp định song phương như Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Lào; Hiệp định Thương mại Biên giới giữa Việt Nam và Lào; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Lào…Đồng thời, hai quốc gia cũng là thành viên của các Hiệp định đa phương như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định WTO…tạo thuận lợi cho hợp tác đầu tư giữa hai nước.
Tình hình đầu tư của Việt Nam tại Lào
Hiện nay tổng số vốn mà người Việt Nam đang đầu tư thành lập công ty tại Lào vào khoảng 5,35 tỷ USD với 240 dự án đứng thứ 3 chỉ sau đầu tư tại Trung Quốc và Thái Lan. Đặc biệt sau đại dịch Covid-19 nền kinh tế được phục hồi thì con số đầu tư sang "đất nước triệu voi" này ngày càng tăng. Các ngành nghề chính khi đầu tư sang Lào thông thường là lĩnh vực nông nghiệp, mạng viễn thông, tài chính ngân hàng....
Ngoài ra mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam - Lào luôn ghi nhận những tín hiệu đáng mừng, theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Lào 6 tháng đầu năm 2022 đạt 824 triệu USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai quốc gia luôn cố gắng, nỗ lực để đưa đến những chính sách, cơ chế thúc đẩy đầu tư Lào tại Việt Nam, với mong muốn nâng tầm, thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào, đưa hợp tác kinh tế phát triển xứng tầm với quan hệ chính trị đặc biệt.
Câu hỏi thường gặp đầu tư Việt Nam sang Lào
Video đầu tư sang Lào được hưởng chính sách ưu đãi, khuyến khích gì?
Chính phủ Lào có chính sách xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước dựa theo Luật Xúc tiến Đầu tư năm 2016 và văn bản luật liên quan khác của Lào trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Các chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Lào. Hiện nay Lào đang dành khuyến khích ưu tiên đầu tư trong 09 ngành, nghề cụ thể:
-
Thành lập trung tâm nghiên cứu khoa học sử dụng công nghệ cao và hiện đại;
-
Sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi
-
Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.
-
Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp du lịch thiên nhiên, văn hóa và lịch sử
-
Ngành giáo dục và nâng cao tay nghề
-
Ngành y tế, xây dựng bệnh viện hiện đại, nhà máy sản xuất thuốc và thiết bị y tế.
-
Khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ vận chuyển hàng hóa và kết nối các nước;
-
Khuyến khích ngân hàng chính sách và viện tài chính vi mô giải quyết vấn đề giảm nghèo cho dân và cộng đồng chưa từng tiếp cận ngân hàng;
-
Phát triển trung tâm siêu thị hiện đại.
Cùng với đó, chính phủ Lào cũng khuyến khích đầu tư theo 3 khu vực: Khu vực khó khăn, xa xôi hẻo lánh, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được điều kiện thuận lợi đầu tư; Khu vực có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi để đầu tư; đặc khu kinh tế.
Ngoài ra, nhà đầu tư vào Lào còn được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng 0% trong việc nhập khẩu trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ việc sản xuất mà Lào không sản xuất được để tạo nên tài sản cố định và phương tiện phục vụ trực tiếp trong việc sản xuất.
Đặc biệt, mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Lào - Việt Nam là hợp tác đặc biệt và có truyền thống từ lâu đời, kể từ lãnh đạo cấp cao nhà nước đến các cấp bộ, ngành. Hai bên ký Hiệp định Thương mại song phương và Thương mại biên giới từ năm 2015. Lào luôn tăng cường xúc tiến và phát triển thương mại biên giới và dịch vụ thương mại kết nối với logistics quá cảnh với Việt Nam. Hai bên sẽ tiếp tục nghiên cứu đưa ra các chính sách ưu đãi hơn nữa để thúc đẩy đầu tư hai quốc gia Việt Nam - Lào như:
-
Thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực kinh tế, sản xuất và thương mại biên giới Lào - Việt Nam;
-
Cùng nhau nghiên cứu, sửa đổi hiệp định đã có, đặc biệt là Hiệp định thương mại song phương Lào - Việt Nam, Hiệp định thương mại biên giới Lào - Việt Nam và quyết định Hà Nội năm 2007 về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa cho phù hợp với thực tế; tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường lẫn nhau.
Video những chủ thể được phép đầu tư sang Lào
Về những người được thực hiện đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam bao gồm 06 nhóm đối tượng sau:
-
Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
-
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
-
Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
-
Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.
-
Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp.
-
Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong khi đó, Luật khuyến khích đầu tư năm 2017 của Lào cũng quy định Luật được áp dụng đối với hoạt động đầu tư thành lập công ty của các cá nhân, pháp nhân ngoài nước mà tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Lào.
Bên cạnh đó, các chủ thể phải đáp ứng một số điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sang Lào, cụ thể:
-
Hoạt động đầu tư sang Lào phù hợp với mục đích của nhà nước khi khuyến khích đầu tư.
-
Nhà đầu tư phải tuân thủ pháp luật trong nước, pháp luật Lào và pháp luật quốc tế có liên quan.
-
Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư sang Lào và đáp ứng điều kiện đầu tư sang Lào đối với ngành, nghề đầu tư sang Lào có điều kiện.
-
Nhà đầu tư phải có cam kết về tài chính, tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư sang Lào của tổ chức tín dụng được phép.
-
Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Video những hình thức được phép đầu tư sang Lào
Về hình thức đầu tư ra từ Việt Nam ra nước ngoài, pháp luật đầu tư Việt Nam hiện ghi nhận 05 hình thức sau:
-
Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
-
Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài.
-
Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó.
-
Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.
-
Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Để tăng khả năng đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Lào, nhà đầu tư cũng cần nắm bắt và hiểu được về các hình thức đầu tư được pháp luật Lào ghi nhận. Theo đó, pháp luật đầu tư Lào ghi nhận 05 hình thức đầu tư như sau:
-
Hoạt động đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước.
-
Liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
-
Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng.
-
Liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân.
-
Quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân (PPP).
Qua đó, có thể thấy pháp luật đầu tư Việt Nam - Lào có những điểm khá tương đồng về hình thức đầu tư giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư hai quốc gia
Video các ngành nghề được phép đầu tư sang Lào
Pháp luật đầu tư Việt Nam hiện có quy định về các ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. Như vậy, có thể hiểu với những ngành, nghề còn lại thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhưng cũng cần phù hợp với quy định pháp luật Lào về ngành, nghề đầu tư.
Về ngành, nghề cấm đầu tư, bao gồm những ngành, nghề sau đây:
-
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm ma túy; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mại dâm; mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; pháo nổ; dịch vụ đòi nợ và các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo các điều ước quốc tế có liên quan.
-
Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
-
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Về ngành, nghề có đầu tư có điều kiện bao gồm 05 ngành, nghề sau đây: Ngân hàng; Bảo hiểm; Chứng khoán; Báo chí, phát thanh, truyền hình và Kinh doanh bất động sản.
Có thể khẳng định rằng, nguồn vốn là một trong nội dung quan trọng đối với bất kỳ dự án đầu tư nào. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài nói chung và sang Lào nói riêng luôn chịu sự quản lý chặt chẽ bằng các quy định pháp luật của Nhà nước.
Về nguồn vốn đầu tư thành lập công ty ở Lào bao gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm: Vốn chủ sở hữu; vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài; Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Tiền và tài sản khác gồm: Ngoại tệ; VNĐ; tài sản cố định, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm; Quyền sở hữu trí tuệ; Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài; tài sản hợp pháp theo quy định pháp luật dân sự.
Về việc chuyển tài sản là ngoại tệ và Đồng Việt Nam, khi có Giấy chứng nhận đầu tư tại Lào và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ Lào tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép thì người cư trú phải mở tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và đăng ký việc thực hiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
Video trình tự, thủ tục đầu tư từ Việt Nam sang Lào
Hồ sơ thủ tục đầu tư sang Lào cũng là nội dung được nhiều người quan tâm tìm hiểu, theo đó để thực hiện đầu tư tại đất nước triệu voi này thì nhà đầu tư Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục bao gồm:
(i) Cần đáp ứng các điều kiện để xin cấp mới dự án:
Phù hợp nguyên tắc: khuyến khích đầu tư của Nhà nước và quy định pháp luật.
Thành lập công ty tại Lào phải đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài, không thuộc ngành cấm đầu tư và đáp ứng điều kiện đối với ngành có điều kiện theo Luật Đầu Tư năm 2020
Có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
Có quyết định đầu tư thành lập công ty tại Lào (Theo quy định luật doanh nghiệp hoặc Cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp Nhà nước).
Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
(ii) Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có):
Các dự án cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư chủ yều phụ thuộc vào nguồn vốn, các dự án có nguồn vốn từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên/dự án có cơ chế, chính sách đặc biệt cần Quốc hội phê duyệt) hoặc các dự án có vốn 800 tỷ đồng trở lên/dự án có ngành, nghề điều kiện vốn 400 tỷ đồng trở lên thì cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
(iii) Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:
Với dự án cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư: Không cần nộp hồ sơ xin cấp GCNĐKĐT mà sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài.
Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, sẽ cần lấy ý kiến.
Với dự án không xin chấp thuận chủ trương đầu tư: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
(iv) Thực hiện xin cấp phép cho dự án đầu tư tại Lào
(v) Chuyển vốn đầu tư sang Lào để thực hiện hoạt động đầu tư
Video có bắt buộc chuyển lợi nhuận đầu tư về Việt Nam hay không?
Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, việc chuyển lợi nhuận đầu tư về Việt Nam là một nội dung quan trọng nhà đầu tư cần lưu ý tuân thủ.
Theo đó, nhà đầu tư phải chuyển lợi nhuận về nước (trừ trường hợp tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký; tăng vốn đầu tư ra nước ngoài; thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài) trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương. Nếu không chuyển trong thời hạn quy định thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan chức năng hoặc nếu không sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn.
Với đội ngũ luật sư trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, cùng mối quan hệ thân thiết với Liên đoàn Luật sư Hà Nội cũng như Liên đoàn Luật sư Lào, Siglaw là cầu nối vững chắc để các nhà đầu tư Việt Nam yên tâm đầu tư sang Lào.
Luật sư Lê Dung chụp ảnh kỷ niệm cùng Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội và Đoàn Luật sư Lào
Luật sư Lê Thị Dung chào hỏi với chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Viêng Chăn - Ông Vorlatsami Slipaphan
Phạm vi công việc của Siglaw khi Tư vấn đầu tư từ Việt Nam sang Lào
-
Tư vấn, giải đáp cho khách hàng những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến đầu tư từ Việt Nam sang Lào.
-
Tư vấn, phân tích về các hình thức đầu tư sang Lào để khách hàng lựa chọn được hình thức phù hợp với nhu cầu.
-
Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lý của từng hình thức đầu tư sang Lào để khách hàng có lựa chọn phù hợp.
-
Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lý đối với địa bàn, ngành, nghề doanh nghiệp dự kiến đầu tư.
-
Hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị báo cáo tài chính, hồ sơ chứng minh tài chính và các giấy tờ pháp lý khác liên quan.
-
Hướng dẫn soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết để đầu tư từ Việt Nam sang Lào.
-
Hướng dẫn thực hiện nộp, theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Tư vấn làm việc và giải trình các yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Tư vấn các vấn đề về hoạt động, báo cáo thường niên có liên quan.
-
Các chính sách ưu đãi khách hàng nhận được khi đăng ký Tư vấn đầu tư từ Việt Nam sang Lào của Siglaw
-
Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp, đầu tư của Lào.
-
Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật Lào.
-
Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… tại thời điểm tư vấn của dự án đầu tư ra nước ngoài.
-
... Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!
Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
Tại Siglaw, với khẩu hiệu "Bảo mật - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Uy tín", chúng tôi thiết lập “Bộ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ đến khách hàng” và toàn bộ Luật sư và chuyên gia của Siglaw luôn thực hiện ở mức độ cao nhất:
1. Chất lượng chuyên môn cao: Các dịch vụ Pháp lý của chúng tôi luôn được tư vấn và thực hiện bởi các Luật sư và chuyên gia có am hiểu chuyên môn sâu sắc và dày dặn kinh nghiệm nhằm đảm bảo đưa ra các giải pháp tư vấn luôn chính xác, tuân thủ pháp luật và mang lại giá trị cao cho khách hàng.
2. Bảo mật: Việc đảm bảo bảo mật thông tin của khách hàng, trong mọi trường hợp, luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.
3. Đúng hạn: Chúng tôi cam kết trong việc đáp ứng yêu cầu về thời hạn công việc. Theo đó, tiến độ công việc sẽ luôn được chúng tôi theo sát và thông tin kịp thời đến khách hàng.
4. Phản hồi nhanh chóng: Mọi trao đổi, liên hệ hay yêu cầu của khách hàng sẽ được phản hồi nhanh chóng, kịp thời hoặc chậm nhất trong vòng 24 giờ.
5. Chính trực: Chúng tôi luôn giữ vững sự chính trực trong mọi trường hợp, tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong mọi trường hợp.
6. Chuyên nghiệp: Chúng tôi đem đến sự chuyên nghiệp trong kiến thức pháp lý sâu sắc của đội ngũ Luật sư và Chuyên gia trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào; sự chuyên nghiệp trong giao tiếp đa ngôn ngữ khi khách hàng luôn cảm thấy dễ dàng trao đổi công việc với chúng tôi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn); sự chuyên nghiệp trong thái độ và tác phong làm việc với khách hàng.
7. Nhiệt tình và thân thiện: Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tối đa trong khả năng của chúng tôi và trong mọi trường hợp. Chúng tôi đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái vì sự thân thiện trong giao tiếp với bất kỳ Luật sư nào.
8. Dễ dàng và Thuận tiện: Chúng tôi luôn nỗ lực tìm cách cung cấp dịch vụ theo cách làm cho khách hàng cảm thấy dễ dàng và thuận tiện nhất.
9. Giá trị gia tăng: Trong quá trình cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn cố gắng tối đa để cung cấp các phương án tư vấn/đề xuất giúp khách hàng có sự so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất, hoàn thiện nhất.
Quy trình thực hiện Tư vấn đầu tư từ Việt Nam sang Lào của Siglaw
01. Tiếp nhận và xử lý thông tin
Chuyên viên pháp lý đầu tư - doanh nghiệp của Siglaw sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng cung cấp. Tiếp đó, chúng tôi sẽ làm rõ, thu thập các thông tin phục vụ cho quá trình tư vấn.
02. Tư vấn cụ thể về pháp lý
Tiếp đó, Chuyên gia của Siglaw sẽ tư vấn cụ thể về thủ tục, quy trình làm việc, giải pháp tối ưu để xử lý yêu cầu của quý khách một cách nhanh nhất.
03. Đàm phán và Ký kết hợp đồng
Sau quá trình tư vấn của chuyên viên, nếu bạn quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Siglaw sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với Quý khách hàng.
04. Thực hiện dịch vụ
-
Chuyên viên của Siglaw sẽ tư vấn cụ thể và hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp của khách hàng.
-
Giải đáp, tư vấn những quy định pháp luật liên quan đến pháp luật đầu tư ra nước ngoài, pháp luật doanh nghiệp.
-
Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết cần thiết để thực hiện các hoạt động đầu tư.
-
Tư vấn khách hàng các vấn đề có liên quan quy định về thuế, bảo hiểm…có liên quan đến đầu tư ra nước ngoài.
Link rss