Do sự khác biệt về ngôn ngữ và luật pháp của từng nước mà người lao động nước ngoài thường “yếu thế” hơn trong quá trình thỏa thuận với người sử dụng lao động. Trong bài viết dưới đây, Siglaw xin lưu ý các quy định về về thử việc mà người lao động nước ngoài cần nắm rõ để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi làm việc cho các cá nhân, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài.
1. Cá nhân, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài, có được thử việc đối với người lao động nước ngoài?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc".
Theo đó, thử việc là thỏa thuận không bắt buộc phải có khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. Nhưng nếu có nhu cầu về việc làm thử, các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận thử việc trong nội dung hợp đồng lao động. Mặc dù quy định trên không nêu cụ thể là áp dụng cho người lao động Việt Nam hay lao động nước ngoài nhưng ta hiểu người lao động nước ngoài cũng thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.
Vì vậy, quy định trên cũng sẽ được áp dụng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, nếu thấy cần thiết, cá nhân, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài hoàn toàn có thể yêu cầu thử việc với người lao động nước ngoài.
2. Quy định về giao kết hợp đồng thử việc đối với người lao động nước ngoài
Có 2 cách thỏa thuận về vấn đề thử việc của người lao động nước ngoài:
Như vậy, các bên cũng có thể có thể lựa chọn ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động, trong đó có điều khoản về thử việc. Với người lao động nước ngoài, việc giao kết hợp đồng lao động để thử việc sẽ đảm bảo quyền lợi đầy đủ hơn hơn so với hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
-
Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nước ngoài và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động nước ngoài.
-
Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi tạm trú, số hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động nước ngoài.
-
Công việc và địa điểm làm việc.
-
Thời gian thử việc.
-
Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
-
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
-
Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
3. Quy định về thời gian thử việc đối với người lao động nước ngoài
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện:
-
Công việc của người nước ngoài quản lý doanh nghiệp là không quá 180 ngày.
-
Công việc của người nước ngoài có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên không quá 60 ngày.
-
Công việc của người nước ngoài có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ không quá 30 ngày.
-
Công việc khác không quá 06 ngày làm việc.
Tuy nhiên, với người lao động người nước ngoài đáp ứng các điều kiện của một chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật, người lao động nước ngoài này có thể làm việc theo hợp đồng dưới 30 ngày, thời gian thử việc trên không được áp dụng.
4. Quy định về quyền lợi của người lao động nước ngoài khi thử việc
-
Về tiền lương: Dù hai bên được tự do thỏa thuận nhưng tiền lương thử việc của người lao động nước ngoài ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó.
-
Về thời gian làm việc:
-
Thời gian làm việc bình thường của người lao động nước ngoài phải đảm bảo không được quá 8 giờ/ngày, không được quá 48 giờ/tuần và thời gian làm thêm cũng không được vượt quá mức quy định.
-
Thời gian nghỉ giữa ca của người lao động cũng phải được đảm bảo theo quy định: ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm.
-
Về chế độ nghỉ:
-
Thời gian thử việc cũng được coi là thời gian làm việc để tính nghỉ phép năm nếu người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau thời gian thử việc.
-
Trong các dịp nghỉ lễ, tết, người lao động nước ngoài thử việc cũng được nghỉ làm và hưởng nguyên lương.
-
Về chế độ bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng với người lao động nước ngoài ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên. Vì vậy, người lao động nước ngoài nên ký hợp đồng lao động có điều khoản thử việc để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thay vì ký hợp đồng thử việc.
5. Quy định về chấm dứt hợp đồng thử việc đối với người lao động nước ngoài
Sau thời gian thử việc và người lao động nước ngoài đạt yêu cầu:
-
Nếu hai bên thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động nước ngoài tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
-
Nếu hai bên giao kết hợp đồng thử việc, thì người sử dụng lao động nước ngoài phải giao kết hợp đồng lao động mới.
Trong thời gian thử việc, nếu cảm thấy không phù hợp, cả người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài có thể huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần báo trước hay bồi thường.
6. Căn cứ pháp lý
Xem thêm:
Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty luật Siglaw, người lao động nước ngoài theo luật được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như người lao động trong nước. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào về vấn đề người lao động nước ngoài, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0967 818 020 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời và hoàn toàn miễn phí.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn