Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Đầu tư sang Myanmar - Những chính sách ưu đãi khi thành lập doanh nghiệp ở Myanmar

Ngày đăng: 24/02/2023
Là một nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc phần lớn vào lĩnh vực đầu tư, thế nên việc điều chỉnh và bổ sung vào các luật và các chính sách đầu tư là hết sức cần thiết để tạo ra một khung pháp lý phù hợp cũng như thúc đẩy cho tiến trình tự do hóa hiệu quả cho nền kinh tế Myanmar.

Những chính sách ưu đãi khi thành lập doanh nghiệp ở Myanmar

Một điểm sáng trong khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài là Myanmar. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Myanmar đang có chuyển biến tích cực sau khi nước này thông qua Luật đầu tư mới vào năm 2016. Việt Nam nằm trong top 10 những nhà đầu tư lớn nhất tại đây. Ba lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài tại Myanmar hiện nay là dầu khí, thủy điện và chế tạo và 10 lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao gồm nông nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, điện năng, vận tải, giáo dục, y tế, xây dựng nhà ở giá rẻ và các khu công nghiệp.

Trong vài năm vừa qua, chính phủ Myanmar đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và trong sạch bao gồm một tỷ giá hối đoái, giảm các rào cản thương mại, cải cách chính sách thuế và quản lý. Chính phủ thông qua một số các đạo luật mới trong thương mại và đầu tư nhằm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như nới lỏng một số rào cản hành chính để kinh doanh ở Myanmar. Những tiến bộ đáng kể trong việc củng cố khu vực tài chính và luật cải cách kinh tế đã thu hút đầu tư nước ngoài. Myanmar đã triển khai các chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, trước hết là cải thiện môi trường pháp lý.

Năm 2016, Luật đầu tư Myanmar ra đời cùng với sự điều hành của Uỷ ban Đầu tư Myanmar (MIC). Sau đó một năm, Luật Doanh nghiệp Myanmar cũng được hoàn tất. Các đạo luật này hầu như tuân thủ nguyên tắc chung của nền kinh tế thị trường. Những khái niệm về loại hình công ty, cổ đông, chuyển nhượng vốn, sử dụng đất, sở hữu trí tuệ,… bắt đầu được luật hóa theo xu hướng tiến bộ. Ngoài ra theo đạo luật mới, nhà đầu tư nước ngoài có thể chứa đến 35% cổ phần của các công ty địa phương. Các công ty với hơn 35% đầu tư nước ngoài sẽ được phân loại là doanh nghiệp vốn nước ngoài.

Để khuyến khích thu hút các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp nước ngoài nói chung, quốc gia này cũng đang áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu cho các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Myanmar cũng được sử dụng 75% lao động nước ngoài trong 2 năm đầu tiên, từ năm thứ 3 giảm xuống 50% và sau đó giảm tiếp còn 25%.

Vấn đề sở hữu trí tuệ luôn là mối lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài khi đổ tiền vào các nước đang phát triển. Với sự ra đời luật Nhãn hiệu Myanmar năm 2019, đạo luật này có sẵn điều khoản quy định về tòa án sở hữu trí tuệ, cơ chế khiếu nại-khiếu kiện, quy trình thẩm định và các biện pháp hải quan kiểm soát biên giới.

Ngoài ra, chính phủ Myanmar cải thiện cơ sở hạ tầng với việc cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư nhiều hơn theo mô hình hợp tác công tư PPP.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục pháp lý thành lập công ty tại Myanmar

CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020