Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Người lao động nước ngoài có được nhận trợ cấp thôi việc không?

05/10/2022
Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền được doanh nghiệp trả cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, luôn là mối quan tâm lớn của người lao động khi không còn làm việc với người sử dụng lao động nữa. Vậy người lao động nước ngoài có được nhận loại trợ cấp này khi nghỉ việc không?

1. Điều kiện người lao động nước ngoài nhận trợ cấp thôi việc

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây.Cụ thể, Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện nhận trợ cấp thôi việc như sau: "Khi hợp đồng lao động chấm dứt thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định khác".

Quy định này chỉ đề cập đến đối tượng hưởng là người lao động nói chung. Cùng với đó, Điều 2 Bộ luật Lao động năm 2019  đề cập đến các đối tượng áp dụng của Bộ luật này bao gồm:

  • Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

  • Người sử dụng lao động.

  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Vì vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
  • Đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động.

  • Chấm dứt hợp đồng bởi các nguyên nhân sau: 

    • Do hết hạn hợp đồng.

    • Đã hoàn thành công việc được thỏa thuận trong hợp đồng.

    • Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

    • Người lao động bị phạt tù (không được hưởng án treo/không được trả tự do), tử hình, bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng.

    • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, đã chết.

    • Người sử dụng chết; bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, đã chết.

    • Người sử dụng chấm dứt hoạt động/bị thông báo không có người đại diện.

    • Người lao động hoặc người sử dụng thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp.

2. Các trường hợp người lao động nước ngoài không được nhận trợ cấp thôi việc

Từ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, có thể suy ra các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Người lao động nước ngoài bị xử lý kỷ luật sa thải.

  • Người sử dụng lao động cho người lao động nước ngoài thôi việc: 

    • Trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

    • Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

3. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc 

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (Vì người lao động nước ngoài không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp).

4. Cách tính trợ cấp thôi việc 

Trợ cấp thôi việc sẽ được tính bằng tiền lương nửa tháng lương bình quân trong 06 tháng liền trước khi người lao động thôi việc, nhân với số năm làm việc của người lao động.

5. Thủ tục người lao động nước ngoài nhận trợ cấp thôi việc

Theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 thì việc chi trả trợ cấp thất nghiệp là trách nhiệm của người sử dụng lao động nước ngoài. Người lao động nước ngoài chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu ở trên thì sẽ được trả loại trợ cấp này. Hiện nay, pháp luật cũng không có yêu cầu gì về thủ tục đối với việc chi trả loại trợ cấp thôi việc. Do đó, doanh nghiệp có thể tự chọn cách thức để trả khoản tiền này cho người lao động mà không cần người lao động nước ngoài phải thực hiện thủ tục gì.

Lưu ý: Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo về thời hạn thanh toán theo cho người lao động nước ngoài.

6. Hình phạt nếu doanh nghiệp không trả khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài

Nếu người lao động nước ngoài đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc mà doanh nghiệp lại cố tình không trả là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi không trả hoặc không trả đủ trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
  • Từ 01 - 02 triệu đồng: Nếu có hành vi trên từ 01 - 10 người lao động.

  • Từ 02 - 05 triệu đồng: Nếu có hành vi trên từ 11 - 50 người lao động.

  • Từ 05 - 10 triệu đồng: Nếu có hành vi trên từ 51 - 100 người lao động.

  • Từ 10 - 15 triệu đồng: Nếu có hành vi trên từ 101 - 300 người lao động.

  • Từ 15 - 20 triệu đồng: Nếu có hành vi trên từ 301 người lao động.

Đồng thời, người sử dụng lao động nước ngoài còn buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài và tính thêm khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm bị xử phạt.

5. Căn cứ pháp lý 

  • Bộ luật Lao động 2019 ngày 20 tháng 11 năm 2019.

  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Xem thêm: Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty luật Siglaw, người lao động nước ngoài theo luật được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như người lao động trong nước. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào về vấn đề người lao động nước ngoài, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0967 818 020 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời và hoàn toàn miễn phí.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020