Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Giấy phép lao động là gì? Cấp mới, gia hạn Work Permit ở đâu?

10/09/2022
Giấy phép lao động (work permit) không thể thiếu đối với mỗi người nước ngoài có nguyện vọng sống và làm việc tại Việt Nam. Thông thường người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên 3 tháng thì bắt buộc phải có loại giấy phép này. Vậy giấy phép lao động là gì? Xin giấy work permit ở đâu & Cách cấp mới, gia hạn như thế nào?... Mời các bạn cùng Siglaw tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động tên tiếng anh là Work Permit. Đây là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Mẫu giấy phép lao động được quy định tại Điều 7 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, giấy có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), gồm 2 trang: trang 1 có màu xanh, tráng nhựa; trang 2 có nền màu trắng, hoa văn màu xanh, ở giữa có hình ngôi sao.


 

Giấy phép lao động và những điều cần biết

Trang 1 là mặt ngoài của giấy phép, ghi loại giấy tờ, mã số, quốc hiệu, quốc huy.

Mẫu giấy phép lao động mới nhất - Mặt trước
Mẫu giấy phép lao động mới nhất - Mặt trước

Trang 2 thể hiện những thông tin khá đầy đủ của người lao động nước ngoài: 
Giấy phép lao động( Work Permit ) mẫu mới nhất

Mẫu giấy phép lao động( Work Permit ) mới nhất - Mặt sau

  • Ảnh chân dung: nền trắng; mặt chính diện; không đội mũ hay đeo kính màu;
  • Họ và tên: Ghi chữ in hoa, đậm;
  • Giới tính;
  • Ngày, tháng, năm sinh;
  • Quốc tịch, số hộ chiếu;
  • Doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc;
  • Địa điểm làm việc;
  • Vị trí công việc: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
  • Chức danh công việc;
  • Thời hạn: làm việc từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào;
  • Tình trạng giấy phép: cấp mới, cấp lại, số lần cấp lại.

Có thể bạn chưa biết: Tại sao giấy phép lao động chỉ cho phép 4 vị trí là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật?

Vị trí nhà quản lý trong mẫu giấy phép lao động
Vị trí giám đốc điều hành trong mẫu giấy phép lao động
Vị trí chuyên gia trong mẫu giấy phép lao động
Vị trí lao động kỹ thuật trong mẫu giấy phép lao động

Mục đích sâu xa của giấy phép lao động là bảo vệ lao động trong nước, giảm tình trạng cạnh tranh lao động nước ngoài với lao động Việt Nam nên quy định nhà nước chỉ cho phép người lao động nước ngoài chất lượng cao ở các vị trí là nhà quản lý, giám đốc điều hành (CEO), chuyên gia, lao động kỹ thuật được phép vào Việt Nam làm việc.

Người lao động nước ngoài như thế nào cần xin Work Permit?

Không phải đối tượng nào cũng được cấp giấy phép lao động. Việc cấp giấy phép lao động nước ngoài được áp dụng cho công dân người nước ngoài vào Việt Nam theo một trong các hình thức sau:
  • Thực hiện hợp đồng lao động
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng 
  • Chào bán dịch vụ
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tình nguyện viên
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

Địa chỉ xin cấp giấy phép lao động ở Việt Nam

Xin cấp giấy phép lao động ở đâu tại Việt Nam là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Thông thường, người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài của công ty tại Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà doanh nghiệp đặt trụ sở (nằm ngoài khu công nghiệp). Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động là Ban quản lý khu công nghiệp.

Sở lao động thương binh và xã hội

Logo Sở lao động thương binh và xã hội

Ban quản lý khu công nghiệp

Khi nào cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động?

  • Ít nhất trước 30 ngày kể từ khi doanh nghiệp, tổ chức muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài vào Việt Nam
  • Khi người nước ngoài không thuộc 20 trường hợp được miễn giấy phép lao động
  • Khi người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động
  • Khi người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động.

Ai là người xin giấy phép lao động và cách thực hiện?

Người sử dụng lao động là người thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động. Theo quy định pháp luật người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Nếu bạn là người sử dụng lao động thì bạn cần lưu ý phải có công văn báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động tới cơ quan có thẩm quyền (Sở lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp). Nội dung chủ yếu là khai báo với cơ quan nhà nước rằng, nhu cầu này là thật sự và chính đáng. Khi đã có văn bản xác nhận, bạn sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ngoài ra, từ khi Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử chính thức có hiệu lực, bạn có thể nộp hồ sơ qua mạng điện tử. Tuy nhiên thì sau đó bạn vẫn cần nộp hồ sơ bản gốc để so sánh, đối chiếu.

Tầm quan trọng của Work Permit

Work Permit vô cùng quan trọng đối với những người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam. Về mặt pháp lý, giấy phép Work Permit là công cụ bảo vệ người nước ngoài khi họ làm việc tại Việt Nam, hay nói khác đi hợp đồng lao động sẽ chi phối và bảo vệ quyền lợi của người lao động. 

Thực tế có những công ty Việt Nam chưa thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng lao động như cho người lao động nước ngoài nghỉ trước thời hạn hợp đồng lao động, trả lương không đúng cam kết ban đầu…Lúc đó, giấy phép lao động sẽ là cứu cánh. Tuy nhiên, người lao động phải làm các thủ tục đóng thuế cho nhà nước để sau này có những xác nhận về kinh nghiệm việc làm sẽ được thực hiện nhanh chóng.

Xem thêm: Các thủ tục người lao động nước ngoài cần tuân thủ khi làm việc tại Việt Nam

Thời hạn giấy phép lao động

Thông thường thời hạn giấy phép lao động là 2 năm. Sau khi hết thời hạn 2 năm người lao động nước ngoài có thể được gia hạn giấy phép lao động với thời hạn tối đa tương tự, nhưng nó không bao hàm thay thế hộ chiếu.

Các nghiệp vụ thường gặp đối với giấy phép lao động:

Cấp mới giấy phép lao động

  • Người lao động chưa từng có giấy phép lao động. 
  • Người lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho người sử dụng lao động khác, cùng vị trí công việc. 
  • Người lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho người sử dụng lao động cũ, khác vị trí công việc. 
  • Người lao động có giấy phép lao động hết hiệu lực, muốn tiếp tục làm việc cùng vị trí. 

Cấp lại giấy phép lao động: 

  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp đặc biệt. 
  • Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Gia hạn giấy phép lao động: 

  • Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày thì cần phải gia hạn để được tiếp tục làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
  • Theo quy định mới nhất, gia hạn giấy phép lao động chỉ được thực hiện 1 lần với thời hạn gia hạn tối đa là 02 năm. Sau 05 ngày làm việc kể khi nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động, người sử dụng lao động sẽ nhận được giấy phép lao động đã gia hạn.

Xem thêm: Điều kiện, thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động

Miễn giấy phép lao động: 

Theo Điều 7 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, có rất nhiều trường hợp được miễn giấy phép lao động, nhưng yêu cầu người lao động nước ngoài phải làm thủ tục xác nhận với Sở LĐ-TBXH.

Xem thêm: Thủ tục xác nhận miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Thu hồi giấy phép lao động: 

  • Giấy phép lao động hết hiệu lực trong các trường hợp:
  • Giấy phép lao động hết thời hạn.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
  • Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
  • Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
  • Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
  • Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Xem thêm: Điều kiện, trình tự thu hồi giấy phép lao động

Mức xử phạt khi không có work permit

Và để tránh những khoản phạt hành chính và những hậu quả liên đới, thì các công ty sử dụng lao động nước ngoài nhất định phải hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép lao động trước khi người nước ngoài bắt đầu làm việc tại công ty. 

Ebook "Quy định pháp luật người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam" - Update quy định mới nhất. Click download ngay

Hiện nay người nước ngoài vào Việt Nam làm việc rất nhiều. Để lao động hợp pháp thì họ bắt buộc phải có giấy phép lao động. Thế nhưng xin giấy phép này không hề dễ dàng do nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên nhiều người đã cố tình “lao động chui”. Tuy nhiên hành vi này nếu bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị xử lý rất nặng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.

Cụ thể là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 15-25 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 12). Ngoài ra người lao động còn có nguy cơ bị trục xuất, bị hạn chế nhập cảnh vào Việt Nam nếu thời hạn thẻ tạm trú hoặc visa quá hạn.

Mức xử phạt hành chính cũng đồng thời áp dụng với người sử dụng lao động. Mức phạt dao động từ 30-75 triệu đồng. Đây là mức phạt áp dụng với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 60 - 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).

Xem thêm: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Mối quan hệ giấy phép lao động và thẻ tạm trú:

Sau khi được cấp giấy phép lao động thì người nước ngoài sẽ có đủ điều kiện để xin cấp thẻ tạm trú diện lao động. Thẻ tạm trú có thể thay thế cho visa mỗi khi người nước ngoài làm thủ tục xuất nhập cảnh khỏi Việt Nam. Và đây sẽ là cơ sở để người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 02-10 năm (tùy loại).

Xem thêm: Thẻ tạm trú là gì? Những điều cơ bản cần biết

Những khó khăn khi tự xin giấy phép lao động

Để có thể xin được giấy phép lao động thì người sử dụng lao động có thể tự đi làm hoặc nhờ đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ giấy phép lao động uy tín trên thị trường. Thông thường việc xin cấp giấy phép lao động sẽ được các đơn vị làm chủ yếu vì khi bạn tự đi làm sẽ vấp phải những khó khăn sau đây:
  • Quy định về thủ tục, quy trình xin Giấy phép lao động khá phức tạp và thường xuyên thay đổi nên cần thường xuyên cập nhật quy định mới nhất.
  • Khi nộp hồ sơ cần chuẩn bị kỹ càng và cần có sự giải trình hợp lý với cán bộ Nhà nước về hồ sơ của mình. Nhất là trường hợp người nộp hồ sơ không thường xuyên thực hiện thủ tục, không cập nhật được những quy định đặc thù, phải điều chỉnh hồ sơ lại nhiều lần. Điều này có thể dẫn đến rủi ro mất nhiều thời gian và chi phí đi lại.
  • Khó liên hệ với chuyên viên của Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khi cần tư vấn về thủ tục, tiến độ, kết quả hồ sơ.

Chính sách ưu đãi của Siglaw đối với khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú của người nước ngoài:

Thấu hiểu những khó khăn đó nên Siglaw hiện đang cung cấp dịch vụ giấy phép lao động chuyên nghiệp giúp quý khách hàng nhanh chóng xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài với những ưu đãi sau:

  • Miễn phí tư vấn pháp lý về lao động, bảo hiểm, thuế TNCN cư trú liên quan đến người lao động nước ngoài trong 01 năm sau khi sử dụng dịch vụ.
  • Miễn phí tư vấn, hướng dẫn về chế độ báo cáo liên quan đến người lao động nước ngoài.

Đội ngũ siglaw tư vấn giấy phép lao động tận tâm chu đáo


Sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công của Siglaw. Với chúng tôi, mỗi khách hàng là một đại sứ thương hiệu!"
Cho nên, Siglaw chăm chút, tỉ mỉ từng khách hàng một cách chu đáo nhất, khi sử dụng dịch vụ tư vấn giấy phép lao động, thẻ tạm trú của Siglaw, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tận tình nhất như sau:

  1. Tư vấn, giải đáp quy định pháp luật giấy phép lao động, thẻ tạm trú tối ưu nhất cho từng trường hợp khách hàng.
  2. Tư vấn lợi thế pháp lý trong từng trường hợp cụ thể.
  3. Tư vấn quy định về pháp luật lao động, tạm trú đối với người lao động nước ngoài.
  4. Tư vấn chế độ báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài.
  5. Tư vấn pháp luật về thuế, bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài.

Đồng thời chúng tôi cam kết những điều sau khi thực hiện dịch vụ:

  • Cam kết chi phí hợp lý, tiết kiệm nhất trên thị trường.
  • Cam kết thời gian hoàn thành công việc nhanh nhất.
  • Không phát sinh chi phí: Cam kết không phát sinh chi phí khi thực hiện dịch vụ.
  • Tư vấn miễn phí lợi thế doanh nghiệp: Phân tích những điểm mạnh của doanh nghiệp đối với quy định pháp luật hiện hành.
  • Tư vấn miễn phí 24/7: Hỗ trợ tư vấn miễn phí pháp lý cho doanh nghiệp.
  • Kiểm soát rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ khách hàng, đối tác nhiệt tình, tận tâm, chu đáo, tạo sự tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ.

Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam và đã thực hiện thành công cho hơn 5000+ khách hàng trong nhiều năm qua, chúng tôi tin rằng dịch vụ xin cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú của Công ty luật Siglaw chắc chắn sẽ làm Quý khách hàng hài lòng và tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí. 


Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020