Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Mức phạt người lao động nước ngoài khi không có giấy phép lao động

03/05/2022
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động nước ngoài khi vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, nếu thuộc diện được miễn giấy phép lao động phải có giấy xác nhận miễn giấy phép lao động. Trường hợp người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết thời hạn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Không chỉ quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ, người lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng cần phải nắm rõ được chế tài khi vi phạm nghĩa vụ dẫn tới vi phạm pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy, Hãng luật Siglaw xin gửi tới quý khách hàng những quy định pháp luật về mức phạt người lao động nước ngoài khi không có giấy phép lao động trong bài viết dưới đây.

1. Mức phạt người lao động nước ngoài khi không có giấy phép lao động

Giấy phép lao động là giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp cho người nước ngoài với mục đích để người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch; tên, địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.


 

Giấy phép lao động và những điều cần biết

Đây là loại giấy tờ bắt buộc đối với người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam. Do đó, nếu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có loại giấy tờ này (trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động) thì họ sẽ phải chịu xử lý của pháp luật Việt Nam.

Mức phạt người lao động nước ngoài khi không có giấy phép lao động

Có hai trường hợp người lao động bị phạt liên quan tới việc không có giấy phép lao động như sau:

  • Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (xác nhận của cơ quan nhà nước về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không cần giấy phép lao động).

  •  Người lao động nước ngoài có giấy phép lao động và văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng đã quá hạn và không còn hiệu lực.

Như vậy, theo quy định trên thì việc không có giấy phép lao động và có giấy phép lao động nhưng hết hạn thì đều bị phạt. Đối với hành vi này, pháp luật Việt Nam chỉ quy định phạt hành chính (phạt tiền) chứ không phạt hình sự. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động nước ngoài sẽ không phải đi tù, cải tạo hoặc giam giữ nếu vi phạm quy định về giấy phép lao động.

Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định rõ mức phạt người lao động nước ngoài khi không có giấy phép lao động cũng như giấy phép lao động hết hiệu lực là từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp vi phạm nhiều lần và xét thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung bằng cách trục xuất người lao động nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 

Xem thêm:

2. Mức phạt với người sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

Không chỉ người lao động bị phạt, người sử dụng lao động cũng sẽ phải chịu phạt nếu sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc hai trường hợp trên. Thậm chí, mức phạt còn cao hơn nhiều lần so với người lao động nước ngoài. Cụ thể theo khoản 4 điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

  • Trường hợp 1, nếu sử dụng từ 01 người đến 10 người lao động nước ngoài, mức phạt sẽ dao động từ 30 triệu đồng đến 45 triệu đồng.

  • Trường hợp 2, nếu sử dụng từ 11 người đến 20 người lao động nước ngoài, mức phạt sẽ từ 45 triệu đồng đến 60 triệu đồng.

  • Trường hợp 3, nếu sử dụng từ 21 người lao động nước ngoài trở lên, mức phạt sẽ từ 60 triệu đồng đến 75 triệu đồng.

Như vậy có thể thấy, các mức phạt người sử dụng người lao động nước ngoài sẽ phụ thuộc vào số lượng người sử dụng lao động đang vi phạm. Sở dĩ Việt Nam quy định như vậy là vì trách nhiệm xin cấp mới, xin gia hạn giấy phép lao động là của người sử dụng lao động. Do đó, người lao động không có giấy phép lao động hoặc hết hạn giấy phép lao động là một phần do người sử dụng lao động đã không thực hiện đủ trách nhiệm. 

3. Các mức phạt khác liên quan đến giấy phép lao động

Bên cạnh trường hợp không có giấy phép lao động, người lao động nước ngoài cũng nên chú ý một số hành vi khác liên quan đến giấy phép lao động cũng có thể bị phạt. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng nên chú ý báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài thường xuyên, đúng nội dung, đúng thời hạn và gửi hợp đồng lao động sau khi người lao động nước ngoài được cấp mới/ gia hạn giấy phép lao động đến cơ quan có thẩm quyền. Nếu không thực hiện các hành vi trên, người lao động nước ngoài có thể bị phạt tiền tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Lấy ví dụ: Nếu nội dung trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động không trùng khớp, người lao động sẽ có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng còn người sử dụng lao động nước ngoài đó sẽ bị phạt tối đa không quá 75 triệu đồng.

4. Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Có thể thấy việc không có giấy phép lao động, không chỉ người lao động bị phạt mà người sử dụng lao động còn bị phạt với mức phạt cao hơn. Chính vì vậy, khi người lao động nước ngoài vào Việt Nam, bản thân người lao động nước ngoài nên chú ý yêu cầu người sử dụng lao động làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho mình. Còn người sử dụng lao động thì phải thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình với người lao động để không chỉ tránh bị phạt mà còn tránh ảnh hưởng đến công việc của công ty, tổ chức. 

Trên đây là tư vấn của Hãng luật Siglaw về mức phạt người lao động nước ngoài khi không có giấy phép lao động, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc, xin vui lòng liên hệ với Công ty luật Siglaw để được tư vấn cụ thể, nhanh chóng, kịp thời và hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm: Các thủ tục người lao động nước ngoài cần tuân thủ khi làm việc tại Việt Nam


Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020