Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Tổng hợp các câu hỏi về giấy phép lao động người nước ngoài làm việc tại nhà thầu

09/09/2022
Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Work permit) là thủ tục mà nhà thầu muốn sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc cho nhà thầu tại Việt Nam cần phải thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động. Bài viết sau đây, Siglaw tổng hợp các câu hỏi về giấy phép lao động người nước ngoài làm việc nhà thầu để có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

Tổng hợp các câu hỏi về giấy phép lao động người nước ngoài làm việc tại nhà thầu

Câu hỏi 1: Nhà thầu có đủ điều kiện và năng lực để bảo lãnh người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam?

Trả lời: Theo khoản 2 Điều 2 NĐ152/2020/NĐ-CP về quản lý người nước ngoài quy định những cá nhân, tổ chức được phép sử dụng lao động nước ngoài. Cụ thể, các đối tượng đủ điều kiện và năng lực để bảo lãnh người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bao gồm:

“a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;

c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;

d) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

đ) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

h) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;

i) Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

l) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Nhà thầu tham dự hợp đồng, thực hiện hợp đồng tại Việt Nam có quyền bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh và có trách nhiệm thực hiện bảo lãnh để đảm bảo người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp


 

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động nhà thầu cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam

Câu hỏi 2: Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại nhà thầu?

Giấy phép lao động là một loại giấy tờ quan trọng cho phép người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, điều kiện xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ở nhà thầu giống điều kiện chung cần đáp ứng để người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam: 

  • Người nước ngoài là người đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí, chức danh mà người nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

  • Có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.

  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với các trường hợp phải xin cấp giấy phép lao động, hoặc giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc các trường hợp không buộc phải xin cấp giấy phép lao động khác theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, những điều kiện người nước ngoài làm việc tại nhà thầu, cần có là:

  • Đủ 18 tuổi trở lên.

  • Nhận thức không bị hạn chế, sức khỏe và trình độ chuyên môn phù hợp công việc.

  • Không thuộc trường hợp đang thi hành án quốc tế và trong lãnh thổ Việt Nam.

  • Có giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho phép lao động tại Việt Nam như giấy phép lao động (trừ trường hợp khác theo điều 154 Bộ luật lao động 2019).

Câu hỏi 3: Tại sao thời gian xin Công văn thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài nhà thầu kéo dài lâu như vậy?

Trả lời: Sau khi nhà thầu làm thủ tục xin chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc cho nhà thầu lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền nêu trên lại gửi hồ sơ lên Trung tâm dịch vụ việc làm nơi tỉnh, thành phố mà dự kiến người lao động nước ngoài làm việc để xét duyệt xem có chấp thuận vị trí công việc đó hay không. Sau khi có công văn trả lời của Trung tâm dịch vụ việc làm thì cơ quan có thẩm quyền cấp Công văn chấp thuận vị trí mới ra văn bản về việc có đồng ý hay không chấp thuận sử dụng vị trí người lao động nước ngoài. Thông thường thời gian gian đợi kết quả từ 7- 60 ngày tùy vào số người lao động mà nhà thầu chuẩn bị tuyển vào làm việc. Việc thông qua hai cấp xét duyệt dẫn đến thời hạn có kết quả kéo dài lâu như vậy.

Câu hỏi 4: Vậy cơ quan nào có thẩm quyền xét duyệt cấp Giấy phép lao động làm việc tại nhà thầu?

Trả lời: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao lao động người lao lao động nước ngoài làm việc tại nhà thầu gồm:

  • Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất nơi đặt trụ sở chính của nhà thầu với trường hợp địa điểm trụ sở nhà thầu nằm trong khu công nghiệp, khu kinh tế – kỹ thuật.

  • Cục việc làm Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với trường hợp trụ sở đặt trụ sở chính nhà thầu nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất. (Hiện nay thực tế Cục việc làm uỷ quyền nộp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết).

  •  Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, thành phố với trường hợp nơi đặt trụ sở chính nhà thầu nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.

Câu hỏi 5: Có thể dùng giấy phép đã được cấp để chứng minh bằng cấp hoặc xác nhận kinh nghiệm khi làm giấy phép lao động cho vị trí chuyên gia, lao động kĩ thuật được không?

Trả lời: Căn cứ vào khoản a Điều 4 Nghị quyết 105/2021/NQ-CP thì giấy tờ chứng minh chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định là: Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận; văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp để chứng minh kinh nghiệm. Trên giấy phép lao động Việt Nam cấp có thông tin về người lao động, vị trí, chức danh công việc và thời gian làm việc cụ thể.

Như vậy, theo nghị quyết giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài có đủ điều kiện làm việc được xem là giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc.

Xem thêm:

Câu hỏi 6: Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động có cần cả 02 phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam và nước ngoài hay không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì “Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.” 

Như vậy, đối với người lao động nước ngoài chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên, nếu tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực trước khi tiến hành làm thủ tục hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 7: Người lao động nước ngoài có được sử dụng giấy khám sức khỏe được cấp ở nước ngoài trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động được không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài phải có giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT. Đối với các trường hợp người nước ngoài chưa nhập cảnh vào Việt Nam thì có thể sử dụng giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định trước khi tiến hành làm thủ tục hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động. Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 8: Trong trường hợp xin cấp lại giấy phép lao động thì những giấy tờ xin cấp lại giấy phép lao động có bắt buộc phải hợp pháp hóa lãnh sự hay chỉ là bản chụp/ bản scan?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì các giấy tờ trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động: “Giấy tờ là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.”

Như vậy trường hợp xin cấp lại giấy phép lao động thì những giấy tờ trên là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. Tuy nhiên tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực trước khi tiến hành làm thủ tục hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 9: Tại sao các văn bản, tài liệu liên quan đến người lao động nước ngoài bắt buộc phải hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam ?

Trả lời: Việc đặt ra yêu cần hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài vì việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ người nước ngoài giúp văn bản nước ngoài có giá trị về mặt pháp lý và sử dụng được tại Việt Nam.Thủ tục này giúp bảo vệ quyền lợi cho người nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời các cơ quan Nhà nước cũng dễ dàng hơn khi quản lý người nước ngoài.  

Câu hỏi 10: Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp có khác thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại nhà thầu?

Trả lời: Theo quy định Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì mặc dù về cơ bản, việc xin giấy phép lao động cho người lao động làm việc cho nhà thầu và doanh nghiệp đều có quy trình giống nhau, tuy nhiên về hồ sơ lại có những điểm khác biệt cần chú ý. Vậy điểm khác biệt đó là gì?

Xem thêm: So sánh thủ tục xin cấp giấy phép lao động nhà thầu và doanh nghiệp

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020