Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Hồ sơ cấp giấy phép lao động đối với vị trí chuyên gia

01/09/2022
Trong quá trình xin giấy phép lao động, vị trí chuyên gia là một vị trí cần chuẩn bị nhiều giấy tờ phức tạp để chứng minh đủ điều kiện hơn các vị trí khác. Vậy đâu là những giấy tờ cần chuẩn bị? Sau đây Hãng luật Siglaw sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách trong bài viết này!

1. Khái niệm chuyên gia theo quy định của pháp luật

Về mặt ngữ nghĩa, chuyên gia là thuật ngữ để chỉ những người được đào tạo theo hướng chuyên sâu. Họ vừa có kiến thức lý luận vừa có kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc về một lĩnh vực cụ thể nào đó và những kiến thức của họ có sự vượt trội hơn so với mặt bằng chung. Một số vị trí chuyên gia có thể kể đến như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư,...

Hồ sơ cấp giấy phép lao động đối với vị trí chuyên gia

Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, chuyên gia là người lao động nước ngoài chỉ được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Trường hơp 1: Người nước ngoài có bằng đại học trở lên hoặc tương đương (ví dụ bằng kỹ sư, bằng dược sĩ, bác sĩ..) và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

  • Trường hơp 2: Người lao động có chứng chỉ hành nghề phù hợp và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam. Ví dụ một số loại chứng chỉ hành nghề như Chứng chỉ hành nghề bác sĩ, dược, chứng chỉ sư phạm (ví dụ Chứng chỉ Tesol - một chứng chỉ quốc tế về kỹ năng giảng dạy Tiếng Anh), chứng chỉ hành nghề kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư,...

  • Trường hợp 3: Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

Như vậy, có thể thấy vị trí chuyên gia thường phải đáp ứng các điều kiện cao về đào tạo (như bằng cấp đại học trở lên, chứng chỉ) và điều kiện về kinh nghiệm chuyên môn (văn bản xác nhận kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài).

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động đối với vị trí chuyên gia

Cũng giống như thủ tục làm giấy phép lao động ở vị trí khác, người sử dụng lao động cần chuẩn bị hồ sơ để nộp tại 02 bước gồm: Xin công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài và xin cấp mới giấy phép lao động.


 

Giấy phép lao động và những điều cần biết

2.1. Xin công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài vị trí chuyên gia

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
    • Nếu đây là lần đầu tiên sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động sử dụng mẫu giải trình Mẫu số 01/PL1 Nghị định 152/2020/NĐ-CP

Ảnh mẫu số 01-PLI về việc giải trình nhu cầu sử dung người lao động nước ngoài

Ảnh mẫu số 01-PLI về việc giải trình nhu cầu sử dung người lao động nước ngoài

  • Nếu doanh nghiệp đã từng sử dụng người lao động nước ngoài thì sử dụng Mẫu 02/PLI Phụ lục I Nghị định 152/2020/NĐ-CP để giải trình về việc thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Ảnh mẫu số 02-PLI về việc giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Ảnh mẫu số 02-PLI về việc giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Lưu ý về nội dung giải trình, người sử dụng lao động phải nhấn mạnh nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và trình bày về việc đã tuyển dụng người lao động Việt Nam nhưng không đáp ứng được yêu cầu, tiêu chí của người sử dụng lao động. 

  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Bản sao có chứng thực Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện nếu chuyên gia làm trong ngành nghề có điều kiện của công ty.

Trước ít nhất 30 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người sử dụng lao động tiến hành nộp hồ sơ bằng cách:

  • Nộp trực tiếp: nộp tại Bộ phận một cửa của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất nơi người lao động làm việc.

  • Nộp online: nộp qua website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn/

Thời hạn xử lý hồ sơ là 10 ngày làm việc (Lưu ý ở TP. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thường là 12 -15 ngày làm việc), kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ.

2.2. Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

 Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động số 11/PLI Phụ lục I Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Ảnh mẫu số 11-PLI về việc cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài Ảnh mẫu số 11-PLI về việc cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Ảnh mẫu số 11-PLI về việc cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

  • Bản sao chứng thực văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Kết quả của bước xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động).

  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động trong trường hợp đặc biệt, ví dụ:

    • Trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, người sử dụng lao động bổ sung quyết định điều chuyển nội bộ của doanh nghiệp nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài đó ít nhất 12 tháng liên tục.

    • Trường hợp thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận thì phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    • Trường hợp được công ty nước ngoài cử sang Việt Nam làm việc thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

  • Các giấy tờ do người lao động cung cấp:

    • 02 ảnh màu 4x6 cm (phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

    • Giấy chứng nhận/khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp (còn trong thời hạn 12 tháng).

    • Phiếu lý lịch tư pháp số 01(còn thời hạn 06 tháng).

    • Bản sao chứng thực hộ chiếu đang còn hạn.

  • Các giấy tờ chứng minh vị trí chuyên gia:

    • Trường hợp có bằng đại học trở lên, người lao động chuẩn bị bằng đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ hoặc bằng cấp tương đương và văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài với số năm kinh nghiệm tối thiểu là 03 năm.

    • Trường hợp có chứng chỉ hành nghề, người lao động chuẩn bị chứng chỉ hành nghề và văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài với số năm kinh nghiệm tối thiểu là 05 năm.

Lưu ý: Các giấy tờ nêu của nước ngoài thì phải hợp pháp hoá lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và có chứng thực (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự). Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người sử dụng lao động phải tiến hành nộp hồ sơ bằng cách:

  • Nộp trực tiếp: bộ phận một cửa của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất nơi người lao động làm việc.

  • Nộp online: nộp qua website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn/.

Thời hạn xử lý hồ sơ là 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, nếu không đồng ý nêu rõ lí do trong văn bản.

3. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

  • Nghị định 152/2020/NĐ-CP Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Xem thêm: 

Như vậy, có thể thấy đối với vị trí chuyên gia, giấy tờ cần cung cấp phức tạp hơn nhiều so với nhà quản lý. So với Nghị định cũ 11/2016/NĐ-CP thì quy định mới hiện nay đã bổ sung thêm một trường hợp về người lao động có chứng chỉ hành nghề (trường hợp số 2) và xoá bỏ trường hợp có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài.

Điều này vừa thể hiện sự khuyến khích của Việt Nam đối với các chuyên gia vừa giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được người lao động nước ngoài vào việt nam, tránh tình trạng nhiều người giả danh chuyên gia vào Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của Công ty luật Siglaw, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc về thủ tục xin Giấy phép lao động cho chuyên gia, xin vui lòng liên hệ với Siglaw để được tư vấn nhanh chóng và cụ thể nhất.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020