Nhà quản lý là một vị trí đặc biệt trong doanh nghiệp, vì vậy việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng có nhiều điểm cần lưu ý. Ngoài những giấy tờ cơ bản thì nhà quản lý cần bổ sung các loại giấy tờ nào khác? Sau đây Hãng luật Siglaw sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách trong bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm nhà quản lý theo quy định của pháp luật
Giấy phép lao động là giấy tờ bắt buộc để người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch; tên, địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.
Giấy phép lao động và những điều cần biết
Trong số các đối tượng vào Việt Nam làm việc được cấp giấy phép lao động, vị trí nhà quản lý là vị trí được chấp thuận nhiều nhất. Bởi lẽ đây là người lao động nước ngoài chất lượng cao và có sự đóng góp nhất định cho sự phát triển của các công ty trong nước.
Theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP, nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp. Ví dụ như: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Ngoài ra, nhà quản lý còn có thể là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
Lưu ý: Nếu nhà quản lý là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp thì chức danh nhà quản lý có thể được ghi trên Giấy đăng ký kinh doanh.
Cũng giống như thủ tục xin cấp giấy phép lao động với các vị trí khác, vị trí nhà quản lý cũng phải chuẩn bị hồ sơ cho 02 bước gồm: Xin Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài vị trí nhà quản lý và xin cấp mới Giấy phép lao động.
2.1. Xin công văn chấp thuận vị trí nhà quản lý
Ở bước này, tất cả hồ sơ sẽ do doanh nghiệp chuẩn bị. Về hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
Ảnh mẫu số 01 PLI về việc giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
Ảnh mẫu số 02/PLI về việc giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
Lưu ý: Về nội dung giải trình, người sử dụng lao động phải nhấn mạnh nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và trình bày về việc đã tuyển dụng người lao động Việt Nam nhưng không đáp ứng được yêu cầu, tiêu chí của người sử dụng lao động. Ngoài ra khi sử dụng nhà quản lý là người nước ngoài cũng cần nếu kỹ những điều kiện người nước ngoài cần đáp ứng để làm việc tại vị trí nhà quản lý theo quy định.
-
Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Đối với vị trí nhà quản lý không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần bổ sung Quyết định bổ nhiệm và Điều lệ công ty có quy định về chức vụ đó.
Sau khi hoàn thiện tất về hồ sơ, người sử dụng lao động nước ngoài cần trước ít nhất 30 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người sử dụng lao động tiến hành nộp hồ sơ bằng cách:
-
Nộp trực tiếp: bộ phận một cửa của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất nơi người lao động làm việc.
-
Nộp online: nộp qua website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn/
Thời hạn xử lý hồ sơ là 10 ngày làm việc (Lưu ý ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thường là 12 -15 ngày làm việc), kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
2.2. Xin Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Sau khi người sử dụng lao động nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản thông báo chấp thuận nhu cầu vị trí. Trước ít nhất 15 ngày trước khi người lao động nước ngoài dự kiến vào làm việc. Người sử dụng lao động nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
-
Mẫu số 11/PLI Phụ lục I Nghị định 152/2020/NĐ-CP về việc xin cấp mới giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Ảnh mẫu số 11-PLI về việc cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Lưu ý: Khi giải trình mẫu số 11, người sử dụng lao động cần kê khai các thông tin liên quan cụ thể như: Thông tin doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, loại hình, tổng số lao động, số lao động nước ngoài hiện có, địa chỉ, số điện thoại, số giấy phép kinh doanh. Thông tin người lao động: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, trình độ chuyên môn (nếu có), quá trình đào tạo và quá trình làm việc.Thông tin giấy phép lao động: doanh nghiệp làm việc, địa điểm làm việc, vị trí công việc, chức danh, hình thức làm việc, thời hạn làm việc.
-
Bản sao chứng thực bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Kết quả của bước xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động).
-
Các giấy tờ liên quan đến người lao động trong trường hợp đặc biệt, ví dụ:
-
Trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải cung cấp văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại tại Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục.
-
Trường hợp thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế thì phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
-
Trường hợp được công ty nước ngoài của sang Việt Nam làm việc thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.
-
Các giấy tờ do người lao động cung cấp:
-
Phiếu lý lịch tư pháp số 01(còn thời hạn 06 tháng).
-
Giấy chứng nhận/khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp (còn trong thời hạn 12 tháng).
-
02 ảnh màu 4x6 cm (phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
-
Bản sao chứng thực hộ chiếu đang còn hạn.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, người sử dụng lao động phải tiến hành nộp hồ sơ bằng cách:
-
Nộp trực tiếp: bộ phận một cửa của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất nơi người lao động làm việc.
-
Nộp online: nộp qua website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn/
Thời hạn xử lý hồ sơ là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
3. Căn cứ pháp lý
-
Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
-
Nghị định 152/2020/NĐ-CP Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Xem thêm:
Như vậy, có thể thấy đối với vị trí nhà quản lý giấy tờ cung cấp cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên quá trình làm hồ sơ sẽ có nhiều phát sinh thực tế, vì vậy nếu bạn có bất kỳ vướng mắc về thủ tục xin cấp mới Giấy phép lao động, xin vui lòng liên hệ với Công ty luật Siglaw để được tư vấn nhanh chóng và cụ thể nhất.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn