Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Danh mục ngành nghề cấm đầu tư tại Việt Nam

27/01/2023
Theo pháp luật Việt Nam, các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tự do kinh doanh các ngành, nghề được pháp luật cho phép và ngược lại không được kinh doanh đối với các ngành, nghề bị cấm. Vậy các ngành, nghề cấm đầu tư tại Việt Nam hiện nay được quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Danh mục ngành nghề cấm đầu tư tại Việt Nam
So với Luật Đầu tư 2014, Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm 02 ngành nghề vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh thay vì chỉ 06 ngành nghề như Luật Đầu tư 2014. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 6, Luật Đầu tư 2020 như sau:

“1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”

Trong đó, “Kinh doanh pháo nổ”, “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”, “bào thai người” là các ngành nghề được thêm vào danh mục bị cấm đầu tư, kinh doanh tại Luật Đầu tư 2020.

► Pháo nổ ví dụ như pháo bi, pháo hoa nổ… là những mặt hàng cấm kinh doanh nhằm tránh gây ra những tai nạn hay thiệt hại lớn về kinh tế mà trước đó đã từng có nhiều vụ việc xảy ra tại Việt Nam. Những mặt hàng pháo nổ gây ra tiếng nổ lớn và có khả năng nguy hiểm đến tính mạng rất cao. Tại Việt Nam, pháo nổ chỉ được sử dụng theo giấy phép và phải đăng ký trước do quân đội phụ trách và cấm hoàn toàn người dân không được mua bán và sử dụng. 

Xử lý hành vi kinh doanh pháo nổ:

Theo điểm e khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo… có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng.

Đồng thời, nếu sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kg trở lên, người vi phạm có thể bị phạt tù về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo điểm a khoản 40 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hình ảnh: Pháo nổ (nguồn Internet)

Hình ảnh: Pháo nổ (nguồn Internet)

► Đòi nợ bị biến tướng ngày càng nặng nề theo thời gian, gây nguy hại và phổ biến nhất là hành vi cưỡng đoạt tài sản của người mắc nợ. Khi hai bên không giải quyết được mâu thuẫn về tài sản khi cho mượn, vay và nảy sinh tranh chấp, dẫn đến nhiều hình thức “đòi nợ” ra đời như: khủng bố, đe dọa xã hội đen… Những hình thức đòi nợi này ngày càng phổ biến, kéo theo đó là nhiều hậu quả nặng nề cho cá nhân và xã hội. Vì vậy, Nhà nước đã thêm dịch vụ đòi nợ vào danh mục các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020. 

Xử lý hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ:

Người có hành vi đe dọa có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội Cưỡng đoạt tài sản tùy theo mức tài sản người đó đòi sẽ có các khung hình phạt tương ứng được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. 

Theo Khoản 1, Điều 7, Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, mức phạt trên chỉ áp dụng đối với một cá nhân vi phạm, trong trường hợp vi phạm do một tổ chức thực hiện thì mức phạt sẽ gấp hai lần, tương đương từ 120 - 160 triệu đồng (điểm b, Khoản 4, Điều 4, Nghị định 98/2020/NĐ-CP).
Hình ảnh: Nợ doanh nghiệp (nguồn Internet)

Hình ảnh: Nợ doanh nghiệp (nguồn Internet)

► Mua bán bào thai người

Hành vi mua bán bào thai người không hề đơn giản và được phân ra thành hai dạng hành vi khác nhau, theo đó hệ quả sau cùng cũng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Hành vi mua bán bào thai trong khi người mẹ còn mang thai nhưng thời điểm mà đối tượng nhận con và giao hết số tiền là sau khi sinh. Trường hợp này được xem là tội phạm hoàn thành, có thể bị truy cứu về Tội mua bán người dưới 16 tuổi với mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Tuy nhiên cần xác định người mẹ là nạn nhân hay đồng phạm. Nếu người mẹ có nhận thức kém hoặc bị ép buộc thì xác định là nạn nhân. Còn nếu người mẹ có mục đích vụ lợi nhằm kiếm tiền thì xác định là đồng phạm và cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Hành vi mua bán bào thai trong khi người mẹ còn mang thai nhưng bị bắt quả tang trước thời điểm mà đứa trẻ còn chưa được sinh ra. Trường hợp này không thể xử lý hình sự vì chưa cấu thành tội phạm, đứa trẻ chưa được sinh ra thì không thể là đối tượng của tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Hình ảnh: Minh hoạ hành vi mua bán bào thai (nguồn Internet)

Xử lý hành vi “mua bán bào thai người”:

Luật Đầu tư năm 2020 quy định rõ về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, gồm: mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người, bào thai người. Theo Khoản 1, Điều 7, Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi kinh doanh mua bán bào thai người có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, mức phạt trên chỉ áp dụng đối với một cá nhân vi phạm, trong trường hợp vi phạm do một tổ chức thực hiện thì mức phạt sẽ gấp hai lần, tương đương từ 120 - 160 triệu đồng (điểm b, Khoản 4, Điều 4, Nghị định 98/2020/NĐ-CP).

Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi kinh doanh bị cấm này sẽ bị xử lý hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi. Theo quy định tại Điều 151, Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội này sẽ phải nhận mức án từ 7 - 20 năm tù giam, nặng nhất là chung thân.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Đầu tư 2020
  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020