Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Tranh chấp lao động và trình tự giải quyết tranh chấp lao động

24/09/2021
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, về nghĩa vụ và về lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Khi tranh chấp lao động xảy ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân mang thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết theo quy định pháp luật lao động.


Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động

1. Tranh chấp lao động là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019, tranh chấp lao động được hiểu là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. 

2. Các loại tranh chấp lao động

Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

  • Tranh chấp lao động cá nhân giữa:

    • Người lao động với người sử dụng lao động.

    • Người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    • Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa:

    • Một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động.

    • Một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

3. Giải quyết tranh chấp lao động 

a. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

  • Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: 

    • Hòa giải viên lao động.

    • Hội đồng trọng tài lao động.

    • Tòa án nhân dân.

  • Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
  • Các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: 

    • Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.

    • Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.

    • Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.

    • Tranh chấp về bảo hiểm xã, về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    • Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

  • Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

    • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân: 06 tháng (Kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm).

    • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: 09 tháng (Kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm).

    • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: 01 năm (Kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm).

Lưu ý: Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định: Thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

b. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

  • Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:

    • Hòa giải viên lao động.

    • Hội đồng trọng tài lao động.

    • Tòa án nhân dân.

  • Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền: Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

  • Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:

    • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền: 06 tháng (Kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm).

    • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền: 09 tháng (Kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm).

    • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền: 01 năm (Kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm).

c. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

  • Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

    • Hòa giải viên lao động.

    • Hội đồng trọng tài lao động.

  • Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền: Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

3. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019.

  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020