Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện M&A

29/07/2021
Khi thực hiện M&A, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau để quá trình M&A có thể diễn ra thuận lợi nhất và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.

Những lưu ý khi thực hiện M&A

1. Các đối tượng tham gia và trách nhiệm trong quy trình M&A.

Dưới đây là những đối tượng chính đóng vai trò quan trọng trong quy trình thực hiện một thương vụ M&A:

  • Giám đốc điều hành: Đây là người sẽ đứng ra ký Hợp đồng, ký các tài liệu quan trọng và chịu trách nhiệm ra các quyết định cuối cùng cần phải có trong thương vụ M&A.

  • CFO: Giám đốc tài chính được cho là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong bất kỳ thương vụ M&A nào. Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro tài chính, nợ phải trả và các lợi ích tài chính của thương vụ, quản lý quy trình due diligence và báo cáo thông tin này cho Giám đốc điều hành.

  • Các chuyên gia tư vấn (Advisors): Nhiều công ty thuê các chuyên gia bên ngoài để trợ giúp quá trình thẩm định và định giá. Lợi thế của các chuyên gia thuê ngoài là họ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cảm xúc, tình cảm, vì vậy doanh nghiệp có thể nhận được các báo cáo thẩm định và các khuyến nghị với các con số và nhận định rất khách quan.

  • Các ngân hàng đầu tư (Investment Bankers): Trong M&A, các chủ ngân hàng/chuyên gia ngân hàng đầu tư đóng vai trò cố vấn tài chính và đại diện cho người mua hoặc người bán trong suốt quá trình thực hiện.

  • Pháp lý: Việc có đơn vị tư vấn pháp lý là rất quan trọng để doanh nghiệp được hướng dẫn thực hiện thỏa thuận và đảm bảo về yếu tố pháp lý trong giao dịch M&A mà doanh nghiệp đang theo đuổi. 

2. Những lưu ý khi thực hiện M&A

M&A chưa bao giờ là một quy trình dễ dàng, có thể là một quá trình tốn nhiều công sức và thời gian. Khi thực hiện M&A, doanh nghiệp cần nắm được một số điểm cần lưu ý quan trọng sau:

  • Đầu tư tài chính cho giao dịch: Doanh nghiệp cần đưa ra lựa chọn hướng đàm phán theo đuổi một thỏa thuận cổ phiếu hay tài sản. Bên cạnh đó, cần có sự xác định từ đầu tài chính cho một thương vụ M&A mà doanh nghiệp có thể bỏ ra là bao nhiêu? bao gồm tất cả các chi phí liên quan.

  • Đối thủ mua/bán (Rival Bidders): Đối với người mua, đừng cho rằng doanh nghiệp mình là bên duy nhất quan tâm đến công ty mục tiêu, sẽ có các bên khác có thể đưa tới cho Công ty mục tiêu các lời chào mua. Đối với công ty mục tiêu, cũng nên xem xét, tham khảo nhiều giá chào mua hoặc giá đề xuất thay vì chấp nhận ngay lời chào mua đầu tiên.

  • Ngày kết thúc giao dịch mục tiêu: Thông thường, thỏa thuận M&A rất ít khi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng từ đầu tới cuối, chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn so với kế hoạch dự tính, nhưng nếu doanh nghiệp có kế hoạch gắn với một lịch trình và đặt ra một điểm mốc hoàn thành giao dịch mục tiêu, rồi theo dõi lịch trình đó trong suốt quá trình thực hiện thực tế thì có thể giúp đẩy nhanh các quy trình và hạn chế tối đa tình trạng bị chậm trễ. Giải pháp tốt nhất là các bên nên biết về timeline mục tiêu của bên còn lại, hoặc cùng thống nhất ra một timeline chung ngay từ đầu, sau đó hai bên cùng thực hiện bám đuổi mục tiêu theo timeline đó.

  • Các điều kiện thị trường (Market Conditions): Có rất nhiều các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như xu hướng lên xuống của thị trường, chính sách của chính phủ, các thông tin dự báo kinh tế, biến động về chính trị,...  chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của một vụ sáp nhập hoặc mua lại. Vì vậy, doanh nghiệp thực sự nên dành thời gian cho việc đánh giá thị trường liên quan, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành và đưa ra các quyết định phù hợp nhất với hoạt động của mình.

  • Pháp lý: Có 2 yếu tố luôn là then chốt ở mọi giao dịch M&A, đó là Pháp lý và Tài chính. Thực tế cho thấy, có rất nhiều Luật và văn bản hướng dẫn dưới Luật mà doanh nghiệp cần nghiên cứu khi thực hiện M&A. Chúng có thể sẽ khác nhau ở các giao dịch M&A khác nhau, có thể là: Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ, cũng có thể bao gồm các quy định về chứng khoán, … khi thực hiện thương vụ M&A. Điều này là vô cùng khó với các doanh nghiệp không có ban pháp chế mạnh do đó việc có một đơn vị tư vấn đầu tư M&A đáng tin cậy là điều doanh nghiệp cần làm khi thực hiện M&A để đảm bảo toàn diện quyền và lợi ích của mình.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020