Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Nguồn luật điều chỉnh M&A

05/08/2021
Dưới góc độ pháp lý, hoạt động M&A là một quy trình phức tạp, đòi hỏi chủ đầu tư cần có những hiểu biết và kiến thức nhất định trong lĩnh vực này. Liên quan đến hoạt động M&A, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, nhà đầu tư cần tìm hiểu và nắm bắt được các quy định khác nhau liên quan đến hệ thống pháp luật chuyên ngành như pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh…

Nguồn luật điều chỉnh hoạt động M&A

Như vậy, pháp luật về M&A doanh nghiệp (DN) được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Dưới đây là một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động M&A:

1. Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (khoá XIV) ngày 12/06/2018, có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 quy định các hình thức tập trung kinh tế bao gồm: Sáp nhập DN; Hợp nhất DN; Mua lại DN; Liên doanh giữa các DN; Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Trong đó, sáp nhập DN là việc một hoặc một số DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một DN khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của DN bị sáp nhập.

Hợp nhất DN là việc hai hoặc nhiều DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một DN mới; đồng thời, chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các DN bị hợp nhất.

Mua lại DN là việc một DN trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của DN khác đủ để kiểm soát, chi phối DN hoặc một ngành, nghề của DN bị mua lại. Liên doanh giữa các DN là việc hai hoặc nhiều DN cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một DN mới. Điển hình như: Điều 30 đề cập cụ thể các hình thức tập trung kinh tế bị cấm khi DN thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, việc sáp nhập DN, hợp nhất DN và mua lại DN là hành vi tập trung kinh tế, do đó, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại DN bị cấm trong trường hợp việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại DN tạo ra thị phần kết hợp của các DN tham gia tập trung kinh tế, gây tác động hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. 

2. Luật Doanh nghiệp năm 2020

Luật doanh nghiệp 2020 đưa ra khái niệm và trình tự thủ tục sáp nhập, hợp nhất, DN. Mặc dù, chưa định nghĩa rõ ràng về M&A doanh nghiệp, song Luật DN đã quy định cụ thể về việc M&A đối với từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể như:

  • Điều 17 (Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý DN) chỉ rõ, các tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh.

  • Đối với công ty TNHH, Điều 51 (Mua lại phần vốn góp) và Điều 52 (Chuyển nhượng phần vốn góp) đã quy định cụ thể về một số vấn đề liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH.

  • Đối với công ty cổ phần, Điều 126 và Điều 127 cũng có quy định cụ thể về bán cổ phần và chuyển nhượng cổ phần.

  • Luật doanh nghiệp cũng quy định về chia doanh nghiệp (Điều 198), tách doanh nghiệp (Điều 199), hợp nhất (Điều 200), thủ tục, hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp nhận sáp nhập (Điều 201). 

3. Luật Chứng khoán năm 2019

Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 (khoá XIV) ngày 26/11/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 sửa đổi đã quy định cụ thể về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện. 

4. Luật Đầu tư năm 2020

Luật Đầu tư năm 2020 thừa nhận 2 hình thức M&A, là sáp nhập và mua lại DN. Hoạt động M&A DN được coi là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp. Việc mua lại DN có thể được thực hiện dưới hình thức mua lại một phần hoặc toàn bộ DN hoặc chi nhánh. Theo đó, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều 24); Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều 25 và Điều 26).

5. Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015

Chủ yếu điều chỉnh hoạt động M&A dưới khía cạnh hợp đồng giữa các bên. Các loại hợp đồng này có thể là hợp đồng mua bán cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng liên doanh, …

Ngoài những văn bản pháp luật đề cập ở trên, khi thực hiện hoạt động M&A còn phát sinh các vấn đề liên quan khác như thuế, kế toán, lao động, sở hữu trí tuệ, …Mỗi lĩnh vực sẽ có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng.

6. Luật các tổ chức tín dụng

Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập của tổ chức tín dụng (TCTD) phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện theo Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng và có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.

Hoạt động M&A tại Việt Nam được quy định chủ yếu tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật DN năm 2014, Luật Cạnh tranh năm 2018, Luật Chứng khoán năm 2019, Luật Đầu tư năm 2014 và phù hợp với các cam kết quốc tế liên quan đến hoạt động M&A mà Việt Nam là thành viên. 

Do tính chất phức tạp của M&A mà pháp luật về M&A không chỉ điều chỉnh các vấn đề về sở hữu hay quản trị DN mục tiêu, mà còn đề cập đến các vấn đề liên quan như: đăng ký thay đổi chủ sở hữu DN, đăng ký về thủ tục M&A, các nghĩa vụ về thuế, xác định giá trị DN mục tiêu, pháp luật cạnh tranh để kiểm soát hoạt động M&A.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY LUẬT SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020