Hiện tượng “ăn cắp chất xám” không còn mấy xa lạ hiện nay và thực hiện thủ tục khiếu nại Sở hữu trí tuệ đến Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là điều cần làm khi tác giả, chủ sở hữu bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Song, nhiều người còn thiếu kiến thức về vấn đề này dẫn đến những thiệt hại không đáng có.
Thủ tục khiếu nại sở hữu trí tuệ
Với bài viết dưới đây Siglaw xin giới thiệu đến mọi người trình tự, thủ tục và hồ sơ khiếu nại Sở hữu trí tuệ.
1. Thủ tục khiếu nại Sở hữu trí tuệ
Để tiến hành khiếu nại một cách hợp pháp, chủ sở hữu, tác giả cần thực hiện theo trình tự sau đây
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Cơ quan trực tiếp ra quyết định hoặc Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ.
- Thời gian thực hiện:
-
Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của chủ thể có quyền khởi kiện, cơ quan tiếp nhận thực hiện việc thẩm tra, ra quyết định thông báo thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ trong vòng 10 ngày. Kể từ ngày tiếp nhận thông báo không thụ lý thì chủ thể có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có ý kiến trong vòng 30 ngày.
-
Đối với giải quyết khiếu nại lần một, kể từ ngày thụ lý thì cơ quan giải quyết khiếu nại trong vòng 30 ngày (nếu phức tạp thì thời hạn sẽ không vượt quá 45 ngày).
-
Đối với giải quyết khiếu nại lần hai, kể từ ngày thụ lý thì cơ quan giải quyết khiếu nại trong vòng 45 ngày (nếu phức tạp thì thời hạn sẽ không vượt quá 60 ngày).
- Hồ sơ khiếu nại bao gồm:
-
Tờ khai khiếu nại (Mẫu đơn khiếu nại làm theo Mẫu số 05-KN của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN).
-
Văn bản giải trình, bao gồm một số nội dung sau: đối tượng khiếu nại, nội dung khiếu nại, nội dung khiếu nại, yêu cầu giải quyết khiếu nại và danh mục chứng cứ đính kèm (nếu có).
-
Bản sao quyết định bị khiếu nại hoặc thông báo bị khiếu nại và bản sao đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị khiếu nại. Bản sao văn bản trả lời giải quyết khiếu nại lần 1 (trong trường hợp giải quyết khiếu nại lần 2).
-
Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện).
-
Bản sao chứng từ nộp lệ phí, nộp phí.
-
Giấy ủy quyền (nếu là người đại diện đi nộp đơn).
2. Căn cứ pháp lý
-
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
-
Nghị định 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
-
Thông tư 01/2007/TT-BHCN Hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/nđ-cp ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
-
Thông tư 16/2016/TT-BKHCN Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/tt-bkhcn ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/nđ-cp ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 13/2010/tt-bkhcn ngày 30 tháng 7 năm 2010, thông tư số 18/2011/tt-bkhcn ngày 22 tháng 7 năm 2011 và thông tư số 05/2013/tt-bkhcn ngày 20 tháng 02 năm 2013.
Trên thực tế việc xử lý khiếu nại sẽ còn có thể kéo dài hơn nữa bởi tính chất của đối tượng khiếu nại là sản phẩm trí tuệ là vô hình. Đồng thời do số lượng đơn trên cả nước là rất lớn nên việc giải quyết cũng có thể bị chậm trễ. Vì vậy, điều tốt nhất cho các chủ sở hữu, tác giả cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tác phẩm, đối tượng sở hữu công nghiệp của mình.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn