Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Giám định về sở hữu trí tuệ
1. Lĩnh vực giám định về sở hữu trí tuệ
Giám định về sở hữu trí tuệ gồm có 3 lĩnh vực cơ bản là:
- Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Giám định về quyền sở hữu công nghiệp.
- Giám định về quyền đối với giống cây trồng. Trong đó, theo Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN thì lĩnh vực giám định quyền sở hữu công nghiệp bao gồm 4 chuyên ngành giám định sau:
-
Chuyên ngành giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
-
Chuyên ngành giám định kiểu dáng công nghiệp (kdcn).
-
Chuyên ngành giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
-
Chuyên ngành giám định các quyền sở hữu công khác.
2. Nội dung giám định sở hữu trí tuệ
-
Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
-
Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không.
-
Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ.
-
Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.
3. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ
-
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp.
-
Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã.
-
Đơn vị sự nghiệp.
-
Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật TNHH 100% vốn nước ngoài, công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
4. Người thực hiện hoạt động giám định
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:
-
Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
-
Thường trú tại Việt Nam;
-
Có phẩm chất đạo đức tốt;
-
Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
5. Người có quyền nộp đơn giám định
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ) có quyền trưng cầu giám định khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.
- Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định:
-
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.
-
Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
-
Tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
-
Trong đơn giám định phải chỉ rõ việc người đứng đơn có quyền nộp đơn giám định. Nếu không chỉ rõ điều đó, người nộp đơn sẽ được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ yêu cầu chứng minh rằng mình có quyền yêu cầu / trưng cầu giám định.
-
Quyền nộp đơn giám định có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc qua đại diện (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền bằng văn bản).
6. Hợp đồng giám định
-
Việc giám định theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân do Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thực hiện là một loại dịch vụ được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ cung cấp trên cơ sở hợp đồng.
-
Việc giám định theo Quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền không bắt buộc nhưng có thể thực hiện trên cơ sở hợp đồng.
-
Đơn (yêu cầu) giám định sau khi được tiếp nhận sẽ được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ xem xét về mặt hình thức. Nếu Đơn giám định đủ các điều kiện cần thiết (Đơn hợp lệ), Viện Khoa học sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn để hai Bên giao kết hợp đồng giám định.
-
Hợp đồng giám định được làm theo mẫu, có thể có các điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng cụ thể và theo thỏa thuận khác giữa hai Bên (xem thêm Hợp đồng giám định).
Như vậy, giám định sở hữu trí tuệ có vai trò hỗ trợ cho việc đánh giá, kết luận một hành vi có được coi là xâm phạm sở hữu trí tuệ hay không và kết luận các vấn đề liên quan về hành vi xâm phạm. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn