Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

18/09/2021
Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ được thực thi một cách có hiệu quả nhất và bảo vệ quyền lợi tối đa cho chủ sở hữu thì xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung hết sức quan trọng. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Siglaw sẽ đưa ra những chế tài xử phạt hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Chế tài xử lý hành chính

Chế tài xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chế tài hành chính được hiểu là khi có hành vi vi phạm thì cơ quan chức năng như thanh tra, công an, cơ quan hải quan sẽ tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và có thể áp dụng các biện pháp bổ sung như tịch thu phương tiện, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm.

Chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ theo biện pháp hành chính được quy định tại Điều 211, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính như sau:

– Hành vi xâm phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.

– Trực tiếp sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện các hành vi này. Hàng hóa giả mạo gồm:

  • Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.

  • Hàng hoá sao chép lậu.

– Trực tiếp sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển hay buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi đó.

– Thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ.

Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc các trường hợp nêu trên bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ bằng các hình thức xử phạt chính như: cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Đối với những hành vi ít nghiệm trọng, tác động đến xã hội ít thì biện pháp hành chính là biện pháp được ưu tiên đầu tiên để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Chế tài xử lý dân sự

Chế tài dân sự là việc người bị vi phạm phải tiến hành khởi kiện vụ án ra toà án có thẩm quyền để yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, ngừng hành vi vi phạm. Biện pháp này do chính chủ thể quyền áp dụng chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước tiến hành.

Căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự bao gồm:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

  • Buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

  • Buộc bồi thường thiệt hại.

  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

3. Chế tài xử lý hình sự

Chế tài xử lý hình sự được hiểu là các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Căn cứ theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226 một cách cụ thể, trong đó đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt.

Trên đây là toàn bộ chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các tổ chức, cá nhân có liên quan cần nắm bắt rõ để tránh vi phạm và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ được thực thi một cách có hiệu quả nhất và bảo vệ quyền lợi tối đa cho chủ sở hữu.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY LUẬT SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020