Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Quy định về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

22/09/2021
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể có nhu cầu chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định ra sao về vấn đề này?

Quy định về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

1. Khái niệm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

  • Chia doanh nghiệp được hiểu đơn giản là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được chia để thành lập 2 hoặc nhiều công ty mới.

  • Tách doanh nghiệp là việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty bị tách) tách thành một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

  • Hợp nhất chính là 2 hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) hợp nhất lại thành một công ty mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

  • Sáp nhập được hiểu là một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhận), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Về hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

  • Đối với hình thức chia doanh nghiệp, các tải sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty sẽ được chia để tiến hành thành lập 02 hoặc nhiều công ty mới.

  • Khi tách doanh nghiệp, một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty sẽ được chuyển để thành lập một hoặc một số công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn mới.

  • Với trường hợp hợp nhất doanh nghiệp, quyền nghĩa vụ, tài sản cũng như lợi ích hợp pháp sẽ được giúp chung lại để thành lập 1 doanh nghiệp mới.

  • Đối với sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ mang toàn bộ tài sản, quyền nghĩa vụ hợp pháp của mình chuyển cho doanh nghiệp nhận sáp nhập.

3. Hệ quả pháp lý của chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

  • Đối với chia doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị chia sẽ chấm dứt sự tồn tại và hình thành nên hai hoặc nhiều pháp nhân mới.

  • Đối với tách doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị tách vẫn tồn tại song song với doanh nghiệp mới được tách ra.

  • Hợp nhất doanh nghiệp: Doanh nghiệp mới được hình thành, doanh nghiệp bị hợp nhất sẽ chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại.

  • Khi sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ giữ nguyên sự tồn tại.

4. Căn cứ pháp lý

Điều 198, Điều 199, Điều 200, Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY LUẬT SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020