Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Vì vậy, để phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện và tuân theo thủ tục pháp luật quy định.
Điều kiện, Thủ tục phá sản doanh nghiệp
1. Chủ thể nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp
Những chủ thể sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu để mở thủ tục phá sản doanh nghiệp:
- Thứ nhất, chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu:
-
Chủ nợ.
-
Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động.
-
Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
-
Các cổ đông công ty cổ phần.
-
Các thành viên hợp danh của doanh nghiệp hợp danh.
- Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu phá sản:
-
Là các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Điều kiện để doanh nghiệp phá sản
Để một doanh nghiệp bị phá sản thì doanh nghiệp đó phải có đủ các điều kiện:
3. Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu.
- Doanh nghiệp tự nộp đơn yêu cầu phá sản hay một hoặc nhiều chủ nợ nộp đơn yêu cầu phá sản cho tòa án nhân dân có thẩm quyền. Đơn yêu cầu phá sản phải bao gồm các nội dung theo quy định tại Điều 26, 27, 28, 29 Luật Phá sản 2014.
- Hình thức nộp:
Bước 2. Xử lý và giải quyết hồ sơ yêu cầu phá sản.
-
Phân công một thẩm phán giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
-
Thẩm phán được phân công xử lý đơn phá sản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công.
-
Thụ lý đơn yêu cầu: Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Bước 3. Triệu tập hội nghị chủ nợ
- Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ.
- Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau:
-
Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không còn mất khả năng thanh toán.
-
Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
-
Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ ra Nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi hoạt động kinh doanh theo thủ tục quy định tại Luật Phá sản 2014.
- Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ ra Nghị quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì Tòa án ra quyết định tuyên bố công ty bị phá sản và doanh nghiệp, hợp tác xã phải thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
4. Căn cứ pháp lý
-
Luật Doanh nghiệp 2020.
-
Luật Phá sản 2014.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn