Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuế

24/09/2021
Quy định về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuế là một quy định rất quan trọng mà cá nhân, tổ chức cần biết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, quy định về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuế hiện nay còn phức tạp và phân bố rải rác trong các văn bản pháp luật dẫn đến việc cá nhân, tổ chức khó nắm bắt và thực hiện.


1. Quyền khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế, tổ chức, cá nhân

Theo Điều 147 Luật quản lý thuế có quy định về khiếu nại, tố cáo như sau:

- Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Cụ thể là:

  • Thời hạn giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với các vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

  • Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thời hạn giải quyết lần đầu không quá 45 ngày, đối với các vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Như vậy quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ được thực hiện có sự đồng nhất theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý thuế các cấp

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý thuế được quy định như sau:

– Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

– Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền:

  • Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

  • Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.

– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền:

  • Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

  • Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.

– Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền:

  • Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

  • Giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.

Lưu ý: Người vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan thuế nào thì cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.

Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan thuế nào thì người đứng đầu cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.

Đối với hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan thuế nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

  • Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại, tố cáo về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

  • Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.

  • Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, số tiền phạt thu không đúng và trả tiền lãi theo lãi suất tính trên số tiền thuế, tiền phạt thu không đúng của người nộp thuế, của bên thứ ba trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

  • Trường hợp số thuế phải nộp xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại cao hơn so với số thuế phải nộp xác định tại quyết định hành chính bị khiếu nại thì người nộp thuế phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.

4. Quy định về nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại

  • Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.

  • Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.

Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

  • Thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật này.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020