Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Những công việc kế toán cần làm vào cuối năm tài chính

16/10/2021
Cuối năm là thời điểm kết thúc kỳ kế toán của doanh nghiệp, kế toán viên sẽ phải làm các công việc kết thúc năm tài chính.

Những công việc kế toán cần làm vào cuối năm tài chính

1. Những công việc kế toán cần làm vào cuối năm tài chính

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau mà bộ phận kế toán có thể phát sinh thêm những công việc khác nhưng về cơ bản, dưới đây là những công việc kế toán doanh nghiệp cuối năm phải làm: 

  • Thứ nhất, đối chiếu công nợ, xác định công nợ khó đòi và trích lập dự phòng theo quy định. Nếu công nợ có sự chênh lệch, kế toán cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch do người mua hay người bán hạch toán thiếu. 

Theo quy định, kế toán cần xác định công nợ phải thu khó đòi và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định như sau: Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: Trích lập dự phòng 30%; Từ 1 năm tới dưới 2 năm: Trích lập dự phòng 50%; Từ 2 năm tới dưới 3 năm: Trích lập dự phòng 70%; Từ 3 năm trở lên, trích lập đủ 100%.

  • Thứ hai, kiểm kê tài sản. Kế toán cần thực hiện các công tác kiểm kê tài sản theo nguyên tắc kiểm kê tại ngày 31/12. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp có thể kiểm kê trước hoặc sau ngày 31/12, sau đó điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ. Hầu hết các doanh nghiệp trên biên bản kiểm kê vẫn chốt số liệu kiểm kê là ngày 31/12 mặc dù thực tế có thể khác.
  • Thứ ba, hồ sơ trích lập dự phòng hàng tồn kho. Kế toán lập hồ sơ phải chặt chẽ theo Thông tư số 48/2019/TT-BTC, nếu không đáp ứng yêu cầu của thông tư trên thì doanh nghiệp có thể gặp rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Tiếp đó, kế toán cần xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bảng trích lập, xác định hàng tồn kho giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết rõ: Tài khoản, tên hàng tồn kho, mã hàng. Thông thường, đơn vị chi tiết ngay trên biên bản, báo cáo kiểm kê.

Sau đó, kế toán cần hạch toán phần chênh lệch giữa số phải lập cuối năm với số đã trích lập.

  • Thứ tư, xử lý chênh lệch giữa kiểm kê hàng hóa thực tế và sổ sách. Xử lý chênh lệch giữa kiểm kê thực tế và sổ sách là việc làm cần thiết để doanh nghiệp có cái nhìn thực tế về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Đây là công việc cần làm để xác định tính hợp lý của chi phí lãi vay. Nếu số dư tiền mặt lớn mà có phát sinh lãi vay thì sẽ có khả năng bị loại trừ chi phí lãi vay.

  • Thứ năm, trích trước các khoản chi phí phải trả. Kế toán cần phải kiểm kê lại chi tiết và trích trước những khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa đủ chứng từ, chi phí lãi vay dự trả….
  • Thứ sáu, hạch toán lãi dự thu.

  • Thứ bảy, chạy phân bổ khấu hao, phân bổ tài khoản 242 của tháng 12. Đây là công việc cần làm nếu kế toán thống nhất phân bổ theo hàng tháng.

Kế toán cần đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng theo nguyên tắc phải khớp. Hình thức đối chiếu có thể gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng.

  • Thứ tám, chạy giá hàng tồn kho tháng/quý/năm.
  • Thứ chín, đăng ký mã số thuế cá nhân cho những ai chưa đăng ký, hồ sơ người phụ thuộc để quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

  • Thứ mười, nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và báo cáo sử dụng hóa đơn năm tài chính với thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.

Kế toán nộp tờ khai quyết toán năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động: Chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định.

2. Căn cứ pháp lý

  • Luật kế toán năm 2015.

  • Thông tư số 228/2019/TT – BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài Chính quy định về hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/ 2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020