Để thực hiện chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo yêu cầu, tổ chức, cá nhân cần thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Thành phần hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm các nội dung sau:
-
Tờ khai yêu cầu chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
-
Chứng cứ (nếu có).
-
Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện).
-
Bản giải trình lý do yêu cầu chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
-
Nội dung cần nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
-
Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (phải có trong tờ khai).
-
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
2. Thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Cơ quan thực hiện thủ tục: Cục Sở hữu trí tuệ.
- Thời gian thực hiện thủ tục:
-
Trường hợp tổ chức, cá nhân là chính chủ văn bằng: 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
-
Trường hợp tổ chức, cá nhân là bên thứ ba: 01 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn yêu cầu.
- Thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Tổ chức, cá nhân có thể tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác gửi văn bản yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký thông qua hai hình thức:
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo bằng văn bản về ý kiến của tổ chức, cá nhân và ấn định 02 tháng để chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký có ý kiến. Sau thời hạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong vòng 03 tháng.
Thời hạn này có thể kéo dài thêm tối đa 03 tháng nếu chủ văn bằng có ý kiến khác với tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Ra thông báo chấm dứt hoặc từ chối chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và ý kiến của các bên liên quan, Cục sở hữu trí tuệ quyết định chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: Trong một đơn có thể yêu cầu chấm dứt một hoặc nhiều Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu có cùng một lý lẽ, với điều kiện tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí theo quy định đối với từng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó.
3. Cơ sở pháp lý
-
Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
-
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2019.
-
Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Quy định pháp luật đã nêu rất rõ và chi tiết về quy trình, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tổ chức, cá nhân nắm được để phục vụ hoạt động thực hiện kinh doanh của mình được tối ưu nhất.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn