Đăng ký sáng chế là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm: đánh giá điều kiện đăng ký sáng chế, tra cứu khả năng đăng ký sáng chế, nộp đơn đăng ký, nhận được kết quả cuối cho việc đăng ký sáng chế. Đây là hành động cần thiết để bảo vệ thành quả của quá trình lao động sáng tạo khỏi sự sao chép, đạo nhái và sử dụng bất hợp pháp.
Quy trình, thủ tục đăng ký sáng chế
1. Lý do cần đăng ký sáng chế
-
Chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp (ai là chủ sở hữu) của sáng chế khi có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu.
-
Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có bất kỳ 1 bên nào có dấu hiệu xâm phạm quyền.
-
Được pháp luật bảo vệ trước hành vi xâm phạm của bên thứ 3.
-
Liên kết với bên khác để ứng dụng sáng chế vào sản xuất ra sản phẩm để thu lợi ích từ việc kinh doanh.
-
Cho phép bên khác sử dụng sáng chế để sản xuất trên cơ sở thu phí sử dụng.
2. Hồ sơ đăng ký sáng chế
- Tờ khai đăng ký sáng chế được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành.
- Giấy uỷ quyền.
- Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích, bao gồm tên sáng chế/giải pháp hữu ích, phần mô tả, phần ví dụ minh hoạ, phần yêu cầu bảo hộ và phần tóm tắt.
- Hình vẽ minh hoạ (nếu có).
- Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nơi đơn ưu tiên được nộp (chỉ yêu cầu đối với đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.
- Đối với các đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam thì ngoài các tài liệu nêu trên, cần phải cung cấp các tài liệu sau đây: Công bố đơn PCT, Báo cáo Xét nghiệm Sơ bộ Quốc tế (PCT/IPER/409) (nếu có), Thông báo về những thay đổi liên quan tới đơn (PCT/IB/306) (nếu có), Báo cáo Kết quả Tra cứu Quốc tế (PCT/ISA/210)… Đối với trường hợp này, có thể bổ sung bản gốc của Giấy Uỷ Quyền trong thời hạn là 34 tháng tính từ ngày ưu tiên. Các thông tin cần cung cấp:
-
Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn.
-
Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của tác giả sáng chế/giải pháp hữu ích.
-
Tên của sáng chế/giải pháp hữu ích.
-
Số đơn ưu tiên, ngày ưu tiên và nước ưu tiên của đơn (trong trường hợp đơn có xin hưởng quyền ưu tiên).
-
Số đơn quốc tế và số công bố đơn quốc tế (trong trường hợp là đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam).
3. Thủ tục Đăng ký sáng chế
Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn
Quý khách hàng nên tra cứu sáng chế của mình trước khi nộp đơn. Kết quả tra cứu sẽ giúp khách hàng xác định được liệu sáng chế dự định đăng ký hoặc dự định sử dụng có khả năng đăng ký và có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký sáng chế
Sau khi có kết quả tra cứu sáng chế, chủ đơn đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế để nộp đơn đăng ký sáng chế. Hồ sơ đăng ký sáng chế đã được chúng tôi tư vấn chi tiết trong bài viết.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký tới Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký sáng chế, quý khách hàng nên sớm nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước.
Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ
Đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn trước khi được Cục sở hữu trí tuệ đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sáng chế
Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục SHTT cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, hàng nằm chủ sở hữu sáng chế sẽ phải nộp phí duy trì sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp vì lý do nào đó mà phí duy trì không được nộp, văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ chấm dứt hiệu lực.
Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục đăng ký sáng chế. Các tổ chức, cá nhân cần hiểu biết và nắm rõ quy trình trên để bảo vệ thành quả của quá trình lao động của mình, tránh bị sao chép, đạo nhái gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn