Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
1. Điều kiện đối với sáng chế được bảo hộ
a. Có tính mới
- Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
- Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
-
Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ.
-
Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học.
-
Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
b. Có trình độ sáng tạo
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
c. Có khả năng áp dụng công nghiệp
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Căn cứ theo điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế như sau:
-
Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.
-
Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.
-
Cách thức thể hiện thông tin.
-
Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.
-
Giống thực vật, giống động vật.
-
Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh.
-
Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Trên đây là toàn bộ những điều kiện để sáng chế được bảo hộ. Các cá nhân, tổ chức phát minh sáng chế cần nắm bắt được rõ những quy định trên để tránh làm mất quyền lợi sáng chế được bảo hộ của mình.
Trong thời kỳ hiện nay, với trình độ đạo nhái sản phẩm cũng như sáng chế ngày càng tinh vi và phức tạp, do đó, để bảo vệ cho sáng chế của mình được dộc quyền trên thị trường thì tác giả, chủ sở hữu sáng chế phải nắm bắt được rõ những quy định trên để tránh làm mất quyền lợi sáng chế được bảo hộ của mình.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn