Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đang dần trở thành thủ tục quan trọng đối với các doanh nghiệp nhằm bảo đảm cho thương hiệu của chính mình. Quy định về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2021 như thế nào? Cùng Siglaw tìm hiểu ngay sau đây.
1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để nhãn hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm các bước
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rất quan trọng và là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện tại cơ quan chức năng thông qua thủ tục hành chính do chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người/tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền thực hiện.
2. Phân loại nhãn hiệu
Có rất nhiều cách để phân loại nhãn hiệu, có thể dựa theo yếu tố cấu thành để chia thành nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo) hoặc nhãn hiệu kết hợp.
Tuy nhiên, hiện nay để đơn giản về mặt quản lý và thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền thì nhãn hiệu được chia làm năm (05) loại chính sau đây:
-
Nhãn hiệu tập thể: Được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của các thành viên của tổ chức sở hữu nhãn hiệu với những cá nhân, doanh nghiệp khác không phải thành viên của tổ chức.
Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể Bún Bò Huế, Nhãn hiệu tập thể Ngao Phù Long, Dê núi Thái Bình
-
Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu dùng để chứng nhận rằng sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đảm bảo các đặc tính, nguyên liệu, xuất xứ, vật liệu, chất lượng, độ chính xác….đã được đăng ký xác lập từ trước do một tổ chức có chức năng chứng nhận sở hữu và quyết định việc cho phép sử dụng.
Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận: Hàng Việt Nam Chất lượng cao.
-
Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí: Cùng một chủ sở hữu đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau có liên quan tới nhau
Ví dụ: Xe máy Honda Wave; Xe máy Honda RS; Xe máy Honda RSX…
-
Nhãn hiệu nổi tiếng: một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi đáp ứng Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam theo đó nhãn hiệu cần có số lượng tiêu dùng lớn, phạm vi lãnh thổ, doanh số bán hàng, thời gian sử dụng, uy tín của nhãn hiệu, số lượng quốc gia đã bảo hộ….
Ví dụ: Starbucks, IKEA, Muji, Dior
3. Đối tượng được quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
-
Tổ chức tập thể (UBND, Hợp tác Xã, Hiệp Hội…) đăng ký nhãn hiệu tập thể do tổ chức đó quản lý.
-
Cơ quan, tổ chức có chức năng chứng nhận, kiểm soát: Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và có trách nhiệm xét duyệt, cho phép sử dụng dấu hiệu chứng nhận đó.
-
Cá nhân, tổ chức: đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ mà mình sản xuất, cung cấp.
-
Doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân: Đăng ký độc quyền nhãn hiệu mặc dù không trực tiếp sản xuất nhưng có hợp đồng thuê gia công, hợp đồng phân phối (được sự cho phép của bên sản xuất và bên sản xuất không trực tiếp kinh doanh sản phẩm trên thị trường).
-
Đại lý, văn phòng đại diện, công ty con: Tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm/dịch vụ của công ty mẹ, nhà sản xuất (Nếu các chủ thể này đồng ý)
4. Địa điểm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Đơn đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam)
-
Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam: Địa chỉ Số 384 tới 386, Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Địa chỉ số 135 nằm trên đường Minh Mạng, thuộc phường Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
-
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Tp Hồ Chí Minh: Địa chỉ số 17 tới 19 đường Tôn Thất Tùng thuộc phường Phạm Ngũ Lão tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Đơn đăng ký của các tổ chức không có trụ sở, không sản xuất tại Việt Nam và/hoặc cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam: thì nộp qua đại diện sở hữu công nghiệp
- Đối với cá nhân, tổ chức cư trú tại Việt Nam hoặc có trụ sở, sản xuất tại Việt Nam thì có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu qua đường bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ.
5. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định năm 2021
Các việc cần làm trước khi nộp đơn
- Phân nhóm hàng hoá, dịch vụ:
Dựa theo danh mục sản phẩm, dịch vụ cụ thể người nộp đơn cần phân nhóm vào các nhóm từ 01 đến 45 trong bảng phân loại Nice.
Lưu ý: việc phân nhóm sai hoặc không phân nhóm ngoài việc làm ảnh hưởng tới phạm vi bảo hộ mà còn ảnh hưởng tới quá trình thẩm định đơn. Trường hợp phân nhóm không chính xác, Cục SHTT có quyền từ chối hợp lệ hình thức đơn và yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung (có mất phí sửa đổi).
Link kiểm tra nhóm: https://checks.vn/nice/
- Tra cứu khả năng đăng ký trước khi nộp đơn
Tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc, nhưng người nộp đơn cần thực hiện để đánh giá được tỉ lệ được cấp văn bằng bảo hộ là bao nhiêu % trước khi chính thức nộp đơn.
Thay vì đợi từ 14 – 24 tháng mới biết được chính xác nhãn hiệu có được bảo hộ hay không, việc tra cứu chỉ tốn thời gian từ 3-5 ngày người nộp đơn đã có được dữ liệu các nhãn hiệu trùng/tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu dự định đăng ký. Từ đó đưa ra được kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu cao hay thấp.
6. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Bước 1: Soạn tờ khai và chuẩn bị hồ sơ
-
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam năm 2021
-
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản)
-
Mẫu nhãn hiệu (có thể dạng in màu, đen trắng hoặc file mềm)
-
Giấy uỷ quyền cho đại diện SHCN (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện).
-
Danh mục sản phẩm/dịch vụ đã phân nhóm theo bảng phân loại hàng hoá Nice.
-
Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (Nếu có)
-
Quy chế sử dụng nhãn hiệu (đối với nhãn hiệu tập thể, chứng nhận).
-
Các tài liệu chứng minh quyền đăng ký (uỷ quyền từ nhà sản xuất, công văn chấp thuận…).
-
Thông tin tên, địa chỉ của chủ sở hữu (hoặc/và các đồng chủ sở hữu)
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Phụ lục A Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN, người nộp đơn cần điền đầy đủ các thông tin trong tờ khai trước khi tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bao gồm:
-
Tên, địa chỉ, số điện thoại và email của chủ đơn (sẽ là chủ sở hữu sau này)
-
Mẫu nhãn hiệu và mô tả nhãn hiệu chi tiết.
-
Đại diện của chủ đơn (nếu thông qua đại diện) trường hợp tự nộp đơn thì người đai diện ký.
-
Bảng phí và lệ phí
-
Danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu (đi kèm với chỉ số phân nhóm)
-
Danh sách các đồng chủ đơn, chủ sở hữu khác của đơn.
-
Liệt kê danh sách tài liệu kèm theo (uỷ quyền, tài liệu ưu tiên, công văn cho phép).
-
Cam kết và ký tên/đóng dấu.
Lưu ý khi soạn tờ khai:
-
Phân nhóm chính xác, đầy đủ. Các sản phẩm trong cùng nhóm cách nhau bởi dấu “;”. Ví dụ: Nhóm 25: Quần; Áo; Giày; Dép…
-
Chi phí đăng ký sẽ không thay đổi đối với một nhóm có dưới 06 sản phẩm/dịch vụ. Hãy liệt kê tối thiểu 06 sản phẩm/dịch vụ trong cùng một nhóm.
-
Thông tin chủ đơn trong tờ khai phải thống nhất với thông tin trên các giấy tờ khác.
-
Đăng ký nhãn hiệu đen trắng sẽ giúp chủ sở hữu linh hoạt hơn trong việc sử dụng màu sắc sau này.
-
Không bắt buộc đóng dấu giáp lai vào tờ khai.
-
Không đóng dấu/ký lên mẫu nhãn hiệu.
Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Sau khi được tiếp nhận đơn được thẩm định tại Cục sở hữu trí tuệ theo quy trình:
-
Thẩm định hình thức đơn: 1 tháng
-
Công bố đơn: 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hình thức đơn.
-
Thẩm định nội dung đơn: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn
-
Thông báo kết quả: 1 tháng
Bước 3. Nhận và trả lời ý kiến của Cục sở hữu trí tuệ
Trong trường hợp Cục sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn hoặc đại diện của người nộp đơn các thông báo, quyết định với nội dung cần trả lời hoặc làm rõ. Tuỳ theo nội dung mà thời hạn trả lời được quy định:
Nếu quá thời gian nêu trên, Cục sở hữu trí tuệ có thể ra quyết định từ chối hoặc huỷ bỏ đơn đăng ký.
7. Hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và kéo dài hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
Ví dụ: Đơn nộp ngày 01/01/2010 và được cấp văn bằng bảo hộ ngày 15/12/2012
-> Chủ sở hữu được bảo hộ từ 15/12/2012 đến 01/01/2020.
Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được yêu cầu phải sử dụng nhãn hiệu trong thời gian 05 năm. Trường hợp nhãn hiệu không sử dụng trong năm năm liên tục có thể sẽ bị huỷ bỏ hiệu lực trên cơ sở: Nhãn hiệu không sử dụng liên tục trong vòng 5 năm
8. Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Trước và sau thời điểm giấy chứng nhận hết hạn 06 tháng, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp hồ sơ xin gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Việc gia hạn thành công sẽ giúp nhãn hiệu kéo dài hiệu lực thêm 10 năm.
Ví dụ: Ngày 01/01/2020 nhãn hiệu sẽ hết hạn thì trong khoảng thời gian từ 01/06/2019 tới 01/07/2020 Chủ nhãn hiệu có thể gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền này.
Lưu ý: Nếu gia hạn vào thời điểm sau ngày hết hạn (01/01/2020) thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ yêu cầu nộp lệ phí gia hạn muộn được tính là 10% cho mỗi một tháng nộp muộn.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn