Một nhãn hiệu được càng nhiều người biết đến rộng rãi không giới hạn trong phạm vi quốc gia Việt Nam hay trên toàn thế giới được coi như là một nhãn hiệu nổi tiếng. Để trở thành một nhãn hiệu nổi tiếng phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá sau:
Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
1. Đặc điểm nhận biết nhãn hiệu nổi tiếng
-
Là 1 nhãn hiệu có tính phân biệt rất cao, thông qua một nhãn hiệu hàng hóa đó người tiêu dùng có thể nhận biết ngay loại hàng hóa hay dịch vụ mà họ đang sử dụng. Ví dụ khi nói đến Iphone người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến đến sản phẩm điện thoại, khi nói đến Amazon họ sẽ nghĩ ngay đến sàn thương mại điện tử…
-
Phải có tính phổ biến cao, được biết đến bởi nhiều người ở nhiều khu vực địa lí khác nhau.
-
Có giá trị kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp.
-
Là đối tượng dễ bị xâm phạm, bởi nó có độ phổ biến và giá trị thương mại cao.
2. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Căn cứ theo Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã quy định về các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng như sau:
-
Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
-
Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
-
Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
-
Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.
-
Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
-
Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
-
Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
-
Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Cụ thể:
-
Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ và Tòa án sẽ xem xét đầu tiên đến số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu để đánh giá xem nhãn hiệu nào là nhãn hiệu nổi tiếng. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu sẽ thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
Một nhãn hiệu để được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng còn phải được đánh giá dựa trên phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành. Tức là dựa trên số lượng tỉnh (thành phố), thậm chí là quốc gia mà nhãn hiệu có trên hàng hóa, dịch vụ đã được lưu hành nhiều hay không.
Là doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp. Nghĩa là, để 1 nhãn hiệu A được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng còn phải dựa vào doanh số, số lượng từ việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu đó được tiêu thụ là bao nhiêu.
-
Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu
Về tiêu chí này, Tòa án hoặc Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá xem một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng nếu nhãn hiệu đó có thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu. Chúng ta có thể tạm hiểu được rằng không thể đánh giá 1 nhãn hiệu nổi tiếng hay không nếu có thời gian sử dụng lâu dài mà cond cần phải xem xét nó có bị gián đoạn hay không.
-
Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
Để đánh giá một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì ngoài việc nhãn hiệu đó được nhiều người biết đến, trên một phạm vi rộng, với doanh số, số lượng bán ra hàng hóa hay cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu đó lớn với thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu thì có cần quan tâm đến độ uy tín của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Tức là nếu một nhãn hiệu muốn được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó phải có độ uy tín cao.
-
Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu
Là việc đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng sẽ dựa vào cá nhân, tổ chức đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở bao nhiêu quốc gia, đã có bao nhiêu quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó.
-
Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng
Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng còn là số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng bên cạnh việc nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công ở những quốc gia khác.
-
Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu
Để xác định một nhãn hiệu nổi tiếng, Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ căn cứ vào giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Siglaw về các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Có thể thấy rằng, không hề đơn giản để được ghi nhận một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng. Vì vậy, một nhãn hiệu nổi tiếng sẽ có những lợi ích nhất định so với nhãn hiệu thông thường nên các tổ chức, cá nhân cần nắm bắt rõ những tiêu chí trên để đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của mình.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn