Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Thành lập công ty tại Lào

15/11/2022
Hiện nay, việc tìm kiếm cơ hội đầu tư sang Lào đang trở thành một xu hướng cho các nhà đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, về quy trình, thủ tục vẫn còn nhiều điều khó khăn. Vậy đâu là những điều cần biết về thành lập công ty tại Lào? Bài viết sau đây của Siglaw sẽ giúp quý khách nắm rõ những điều cần biết về thành lập công ty tại Lào.


 Những điều cần biết về thành lập công ty tại Lào

1. Điều kiện để nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài  

Trước khi muốn thành lập công ty tại Lào, nhà đầu tư phải đáp ứng đủ các điều kiện theo pháp luật Việt Nam yêu cầu.

Thứ nhất, về mục tiêu, mục tiêu đầu tư của nhà đầu tư phải phù hợp với nội dung khuyến khích đầu tư của nhà nước. 

Thứ hai, nhà đầu tư không được đầu tư tại các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh ra nước ngoài, trong đó gồm:

  • Các ngành nghề bị cấm đầu tư chung Điều 6 Luật Đầu tư 2020: Kinh doanh các chất ma túy, các loại hóa chất, khoáng vật, pháo nổ, mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã quý, hiếm, mại dâm, mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người, hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người, kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
  • Các ngành nghề cấm xuất khẩu, ví dụ vũ khí, đạn dược, Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam,...
  • Các ngành nghề Lào cấm đầu tư chẳng hạn khai thác lâm sản hoặc gỗ, Xuất bản báo chí, tin bài và tạp chí, Hoạt động môi giới việc làm,...

Thứ ba, nhà đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước tại Việt Nam, ví dụ các nghĩa vụ về thuế.

Thứ tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ về tài chính để đảm bảo thực hiện dự án với điều kiện, nguồn vốn và tài sản đầu tư ra nước ngoài là nguồn vốn hợp pháp.

Thứ năm, dự án đầu tư cần phải được sự chấp thuận của cơ quan/tổ chức/bộ máy có thẩm quyền. Để có được quyết định này, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ cần thiết và nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Rêng với những dự án đặc biệt, thì cần có căn cứ xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư, ví dụ các dự án năng lượng, dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản, dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản...

2. Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Theo quy định của Luật đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, việc thành lập công ty là một trong những hình thức đầu tư được cho phép. Về phía Lào, quốc gia này không giới hạn loại hình công ty đối với các nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong số loại hình doanh nghiệp theo Điều 10, 11 Luật doanh nghiệp Lào 2013 để đầu tư:
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty cổ phần phổ thông, công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty hợp danh
Nếu như nhà đầu tư không có đủ tài chính để tự thành lập công ty thì có thể lựa chọn hình thức liên doanh với một cá nhân, tổ chức tại Lào. Đây cũng là một hình thức được Lào khuyến khích. 

Xem thêm: 05 hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật Lào

3. Những bước cơ bản để đầu tư sang Lào

Để được đầu tư sang Lào, nhà đầu tư cần phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam và Lào. Vì vậy, về cơ bản, quy trình đầu tư được chia làm hai giai đoạn: Thủ tục tại Việt Nam và thủ tục tại Lào.

3.1. Thủ tục xin cấp phép dự án đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam

- Dự án đầu tư ra nước ngoài được chia làm ba loại: 
Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội ra quyết định phê duyệt đối với: 

(i) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên.

(ii) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. 

- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng sẽ ra quyết định phê duyệt đối với: 

(i) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên.

(ii) Dự án có vốn đầu tư từ 800 tỷ trở lên.

- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3.2. Thủ tục xin cấp phép dự án đầu tư ra nước ngoài tại Lào

Căn cứ theo Luật Khuyến khích đầu tư của Lào 2017, hiện nay có hai loại hình đầu tư hợp pháp theo quy định của pháp luật gồm: Loại hình đầu tư tổng hợp và loại hình đầu tư nhượng quyền. 

Theo đó, loại hình đầu tư tổng hợp gồm hai loại:

  • Loại thứ nhất là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát: là loại hình kinh doanh này có tác động tới an ninh quốc gia, trật tự xã hội, truyền thống tốt đẹp của đất nước và tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy, để đảm bảo sự cân bằng phát triển các lĩnh vực kinh tế và xã hội cần có sự quản lý của cơ quan có liên quan trước khi Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa hoặc Ủy ban khuyến khích và quản lý đầu tư các cấp cấp phép đầu tư. Danh mục kinh doanh có kiểm soát sẽ tùy từng thời kỳ tình hình thực tế.
  • Loại thứ hai là hoạt động kinh doanh nằm ngoài danh mục kinh doanh có kiểm soát: là các loại hình mở rộng hoạt động đầu tư tổng hợp mà có thể thông báo đăng ký doanh nghiệp hoặc xin phép hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan.

Loại hình đầu tư nhượng quyền là loại hình Nhà nước cho phép để phát triển và kinh doanh, đặc biệt là nhượng bộ đất đai, phát triển các khu kinh tế đặc biệt, khu chế xuất công nghiệp xuất khẩu, khai thác mỏ, phát triển năng lượng điện, hàng không và viễn thông. 

Như vậy, khác với Việt Nam, việc cấp phép lại Lào sẽ không phụ thuộc vào yếu tố nguồn vốn đầu tư, mà sẽ phụ thuộc vào loại hình đầu tư.

4. Vốn và tài sản đầu tư tại Lào

Nếu như trước đây Luật Khuyến khích đầu tư của Lào 2009 quy định nhà đầu tư nước ngoài phải có vốn đầu tư tối thiểu 120.000 USD, thì hiện nay Luật Khuyến khích đầu tư của Lào 2017 đã bãi bỏ quy định về mức vốn tối thiểu đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hay nói cách khác, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không giới hạn vốn đầu tư nước ngoài vào Lào. Điều này đã góp phần thu hút thêm nhiều các nhà đầu tư tại Lào, nhất là các nước đang phát triển có nguồn vốn vừa và nhỏ, trong đó có Việt Nam. 

Riêng đối với vốn góp là tiền, Để chuyển được vốn sang Lào, Thông tư 12/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã quy định rõ, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần thực hiện hai thủ tục sau:

  • Một là mở một tài khoản vốn đầu tư ngoại tệ là đồng Kíp Lào để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng nào đó được phép. 
  • Hai là tiến hành đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước. 

Đối với việc góp vốn bằng tiền là ngoại tệ, nhà đầu tư phải thực hiện việc mua ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoặc sử dụng ngoại tệ của mình với cam kết nguồn ngoại tệ là hợp pháp. Nếu như nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài thì phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án. Có thể thấy, theo quy định, việc đầu tư ra nước ngoài với tài sản bằng tiền phải thực hiện việc chuyển tiền từ Việt Nam. Do đó, trong trường hợp Nhà đầu tư đã có sẵn vốn đầu tư tại nước ngoài và mong muốn sử dụng vốn đầu tư này để thực hiện việc đầu tư tại nước ngoài là hình thức chuyển vốn không được phép.

Xem thêm: Nghĩa vụ tài chính đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang Lào

5. Một số ưu đãi đầu tư của Lào dành cho các nhà đầu tư

Tại Lào, các ưu đãi đầu tư sẽ dựa trên các ngành nghề và khu vực. 

Về các ngành nghề, có thể kể đến một số ngành nghề đang được Lào ưu đãi đầu tư tiêu biểu như:

  • Ứng dụng công nghệ cao và hiện đại; nghiên cứu tầm nhìn chiến lược; nghiên cứu và phát triển, sử dụng sáng kiến, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng.
  • Nông nghiệp sạch, không có độc tố, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, trồng cây công nghiệp, phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, các hoạt động thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm nghèo.
  • Ngành công nghiệp chế biến nông sản thân thiện với môi trường, công nghiệp chế biến thủ công mỹ nghệ truyền thống và độc đáo của quốc gia.
  • Xây dựng bệnh viện hiện đại, nhà máy dược phẩm, sản xuất và chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
  • Đầu tư, cung cấp dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng công cộng để giảm ùn tắc giao thông đô thị và nơi cư trú, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ vận chuyển và liên kết quốc tế.
  • Ngân hàng chính sách và các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, tập trung vào việc giảm nghèo cho người dân và cộng đồng không có khả năng tiếp cận ngân hàng.

Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi, các dự án đầu tư vào các ngành nghề này cũng phải có giá trị đầu tư ít nhất 1,2 tỷ kíp; hoặc sử dụng ít nhất 30 lao động có tay nghề của Lào hoặc sử dụng từ 50 lao động Lào trở lên có hợp đồng lao động ít nhất 1 năm. 

Ngoài ra, nhà đầu tư Việt Nam cũng có thể lựa chọn khu vực đầu tư thuộc khu vực được ưu đãi. Các khu vực ưu đãi được chia làm 03 vùng:

  • Vùng 1: Vùng nghèo, vùng sâu vùng xa, có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội không thuận lợi cho đầu tư.
  • Vùng 2: Khu có hạ tầng kinh tế xã hội thuận lợi cho đầu tư.
  • Vùng 3: Khu kinh tế đặc biệt.

Có thể thấy, những chính sách ưu đãi mà Lào đưa ra để hướng đến mục đích xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân Lào. 

6. Một số lưu ý khác khi đầu tư sang Lào

Ngoài những yêu cầu, điều kiện trên, nhà đầu tư còn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, về cách đặt tên công ty, nhà đầu tư Việt Nam cần lưu ý nếu không đặt tên phù hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Lào sẽ không chấp thuận. 
  • Phải có loại hình công ty trong tên. 
  • Không được đặt tên tối nghĩa, trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức, trật tự xã hội hoặc trùng với một công ty đã có trước đó hoặc tên quốc gia, tổ chức quốc tế, di tích văn hóa lịch sử.

Thứ hai, chú ý thủ tục cho người lao động Việt Nam, nếu như đưa nhà đầu tư và lao động Việt Nam sang Lào làm việc, nhà đầu tư cần chú ý tiến hành thủ tục bảo lãnh, xin cấp giấy phép lao động, thẻ tạm trú và các loại giấy tờ khác có liên quan. 

Trên đây là nội dung về thủ tục xin cấp dự án đầu tư theo quy định pháp luật Lào công ty luật Siglaw muốn gửi tới Quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn liên quan đến thủ tục đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, nhất là thủ tục đầu tư từ Việt Nam sang Lào. Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể và chính xác nhất.

Siglaw - Đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ Đầu tư thành lập công ty tại Lào


Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020