Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Doanh nghiệp được phép thành lập công ty tại Lào

15/11/2022
Thành lập công ty tại Lào ngày càng là một lựa chọn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, việc thâm nhập một thị trường mới là rất khó và phức tạp vì sự khác biệt về ngôn ngữ, pháp luật từng quốc gia. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp luôn là vấn đề khiến nhà đầu tư luôn quan tâm hàng đầu. Nhà đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp có tác động rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó sau này.

Các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập tại Lào

Điều đầu tiên nhà đầu tư cần làm là quyết định loại hình kinh doanh phù hợp nhất với nhu cầu và kế hoạch của mình liên quan rất lớn tới sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp. Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2013 Lào: “Công dân Lào, ngoại kiều, người không quốc tịch đang sinh sống, cư trú tại nước CHDCND Lào và người nước ngoài bao gồm tổ chức của cá nhân này đều có quyền tiến hành hoặc tham giao hoạt động kinh doanh phù hợp với luật pháp của nước CHDCND Lào”. Vì vậy, nhà đầu tư Việt Nam có quyền thành lập doanh nghiệp tại Lào.

Pháp luật Lào quy định có 3 hình thức doanh nghiệp được phép hoạt động bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần(CTCP) và công ty. Trong đó, công ty cổ phần được chia thành 2 loại cụ thể hơn là CTCP phổ thông và CTCP trách nhiệm hữu hạn. Còn hình thức công ty bao gồm: Công ty TNHH (kể cả công ty TNHH một thành viên) và Công ty hợp doanh.

 


 

Các loại hình doanh nghiệp được phép đầu tư tại Lào

1. Thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Lào  Theo khoản 3 Điều 3 Luật Doanh nghiệp Lào 2013: “Doanh nghiệp tư nhân là hình thức doanh nghiệp do một người duy nhất làm chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh vì lợi ích của chủ doanh nghiệp và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những khoản nợ doanh nghiệp”.

Theo pháp luật Lào, thì doanh nghiệp tư nhân phải có 1 giám đốc, giám đốc có thể là chủ doanh nghiệp hoặc có thể thuê một người ngoài (nếu thuê giám giám đốc ngoài thì phải có hợp đồng thuê giám đốc). Trường hợp doanh nghiệp có nhiều giám đốc, thì phải chọn ra một người là Tổng giám đốc được quyền thay mặt công ty xem xét và ký kết hợp đồng bên ngoài.     

2. Thành lập công ty tại Lào

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Doanh nghiệp Lào 2013: “Công ty là một hình thức doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở phân chia vốn thành những cổ phần có giá trị ngang nhau. Những người nắm giữ cổ phần chịu trách nhiệm không quá giá trị cổ phần của mình (kể cả phần chưa đóng đủ) đối với những khoản nợ của công ty”. Theo đó, có hai loại công ty là công ty TNHH, kể cả công ty TNHH một thành viên và Công ty hợp danh.

2.1.  Thành lập công ty TNHH tại Lào

Công ty TNHH tại Lào là lựa chọn phổ biến nhất dành cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư tại thị trường này. Nhà đầu tư có thể lựa chọn thành lập Công ty TNHH 1 thành viên, tức là phải chỉ định ít nhất 1 giám đốc và 1 cổ đông thuộc bất kỳ quốc tịch nào. Pháp luật quy định vốn điều lệ tối thiểu phải là 650 USD. Hoặc lựa chọn thành lập Công ty TNHH đại chúng, trong đó thành viên/cổ đông cùng đồng làm chủ sở hữu, có cổ đông là cá nhân/tổ chức Việt Nam và cổ đông là cá nhân/tổ chức nước ngoài.

Pháp luật quy định vốn điều lệ tối thiểu 6100 USD, trong đó số lượng cổ đông tối thiểu là 7, ít nhất 1 giám đốc. Một nửa số vốn này bắt buộc phải được các thành viên đóng vào thời điểm thành lập doanh nghiệp và phần còn lại có thể được tiến hành góp sau đó nhưng không được quá 2 năm kể từ ngày thành lập. trong đó thành viên/cổ đông cùng đồng làm chủ sở hữu, có cổ đông là cá nhân/tổ chức Việt Nam và cổ đông là cá nhân/tổ chức nước ngoài. 

Đây là sự lựa chọn hàng đầu của cộng đồng các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam. Vì lý do sự lựa chọn này là vì thuế suất ưu đãi được giới hạn ở mức 17%. Hình thức kinh doanh này tồn tại như một thực thể riêng biệt, vì vậy nhà đầu tư có thể yên tâm rằng nhà đầu tư và các cổ đông khác sẽ không có bất kỳ trách nhiệm cá nhân nào ngoài số lượng cổ phần sở hữu cho khoản nợ của công ty. Ngoài ra sẽ nhận được một loạt các ưu đãi thuế và hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.

Công ty TNHH tư nhân là cơ cấu công ty được sử dụng bởi hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến hành đầu tư trực tiếp tại đây, công ty TNHH có thể là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc có một phần do đối tác công ty Lào sở hữu.

Ví dụ: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thành lập Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào - đơn vị thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đang hoạt động kinh doanh tại nước bạn Lào. Tổng Giám đốc Petrolimex Lào Phan Văn Minh cho biết được thành lập tại Lào từ ngày 17/7/2011, với số vốn đầu tư ban đầu là 2 triệu USD, sau 5 năm đi vào hoạt động, Petrolimex Lào hiện đã nâng tổng nguồn vốn lên 22 triệu USD với 20 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, 3 kho xăng dầu và gần 200 đại lý, cửa hàng mang thương hiệu Petrolimex, kết thành mạng lưới phục vụ kinh doanh xăng dầu khép kín trên toàn lãnh thổ nước Lào.

2.2. Thành lập Công ty hợp doanh tại Lào 

Theo Luật Doanh nghiệp Lào 2013, thì một công ty hợp danh phải có số lượng cổ đông sáng lập ít nhất là chín người và một kiểm toán viên kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Việc điều hành tổ chức và hoạt động của liên doanh và mối quan hệ giữa các bên được điều chỉnh bởi hợp đồng được ký kết giữa các bên. Nhà đầu tư Việt Nam có quyền trở thành người sáng lập công ty hợp danh sở hữu 100% trừ trường hợp Chính phủ quy định chi tiết ít nhất 50% người sáng lập công ty hợp danh là người Lào.

Xem thêm: Đầu tư tại Lào nên chọn loại hình doanh nghiệp nào?

3. Thành lập công ty Cổ phần tại Lào 

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Doanh nghiệp Lào 2013: “CTCP phổ thông là hình thức doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp đồng giữa ít nhất hai nhà đầu tư để huy động vốn với mục đích cùng hoạt động kinh doanh và cùng chia lợi nhuận”. Có thể hiểu, nhà đầu tư Việt có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài, bao gồm: mua cổ phần/phần vốn góp/góp vốn vào công ty đã thành lập ở nước ngoài để trở thành cổ đông/thành viên góp vốn của công ty tại nước ngoài. Trong đó có hai loại CTCP là CTCP phổ thông và CTCP TNHH.

4. Thành lập công ty liên doanh tại Lào 

Theo Luật doanh nghiệp, liên doanh là đầu tư nước ngoài được thành lập và đăng ký theo pháp luật của CHDCND Lào. Trong đó cùng sở hữu và kinh doanh với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài và một hoặc nhiều nhà đầu tư Lào. Việc điều hành tổ chức và hoạt động của liên doanh và mối quan hệ giữa các bên được điều chỉnh bởi hợp đồng được ký kết giữa các bên và điều lệ về liên doanh. Nhà đầu tư trong liên doanh phải góp vốn tối thiểu là 30% tổng đầu tư của liên doanh. Vốn góp của một bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài trong liên doanh sẽ được chuyển đổi sang tiền Lào phù hợp với pháp luật của CHDCND Lào.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) liên doanh với doanh nghiệp Lào và Nhật Bản chính thức ra mắt Công ty Lao-Jagro Development Xiengkhouang Co., Ltd. (Lao-Jagro). Tháng 07/2018, Vinamilk công bố chính thức nắm giữ 51% cổ phần của Lao-Jagro, cụ thể, trong liên doanh này, Lào đóng vai trò trung tâm tiếp nhận đầu tư và cung cấp quỹ đất để hình thành các tổ hợp trang trại quy mô siêu lớn.

Vinamilk là nhà đầu tư chính với nguồn lực tài chính dồi dào, có kinh nghiệm về xây dựng ngành chăn nuôi bò sữa tại vùng khí hậu nhiệt đới, cùng với thị trường tiêu thụ rộng lớn và thương hiệu tầm cỡ quốc tế. Nhật Bản đóng vai trò cung cấp nguồn Gen quý hiếm, cung cấp thiết bị, công nghệ, các bí quyết trong ngành chăn nuôi gia súc và quản trị chất lượng theo các tiêu chuẩn cao nhất của Nhật Bản. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa doanh nghiệp 03 nước Lào, Việt Nam và Nhật Bản, hướng đến mục tiêu hình thành vùng nguyên liệu sữa tươi Organic chuẩn quốc tế cung cấp cho thị trường Việt Nam và khu vực Châu Á, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Lào.

Trong tất cả các lựa chọn có thể có ở trên, nhà đầu tư nên chọn một công ty TNHH tư nhân vì sự an toàn và lợi thế của các ưu đãi (hỗ trợ thuế hoặc tài chính) mà loại hình kinh doanh này có thể mang lại. Thành lập công ty tại Lào ngày càng là một lựa chọn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, việc thâm nhập một thị trường mới, đặc biệt là Lào không hề đơn giản. Để thành lập công ty tại Lào, liên hệ chúng tôi để được giải đáp, tư vấn một cách chính xác và nhanh nhất.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty doanh nghiệp tại Lào

Trên đây là bài viết tổng hợp Các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập tại Lào. Theo dõi công ty luật Siglaw để cập nhật những quy định mới nhất về pháp luật đầu tư ra nước ngoài. 

Siglaw - Đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ Đầu tư thành lập công ty tại Lào

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020