Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản

25/11/2022
Nhật Bản được biết đến là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới. Những năm gần đây, chính sách giao thương giữa hai nước có nhiều sự phát triển tích cực trong, tạo cơ hội tốt cho cộng đồng Việt Nam khởi nghiệp tại Nhật và ngược lại.

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản

Nhật Bản nhiều năm luôn là quốc gia có lượng đầu tư rất lớn vào Việt Nam, góp phần tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế phát triển. Hiện nay, cộng đồng đồng doanh nghiệp Việt tại Nhật có tuổi đời còn khá trẻ. Các lĩnh vực người Việt ở Nhật thường hay khởi nghiệp đó là ẩm thực, nhà hàng, kinh doanh, du lịch, nông nghiệp, và công nghệ thông tin. Theo quy định pháp luật đầu tư của Nhật Bản, cho phép nhiều hình thức đầu tư như góp vốn, thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh… Trong phạm vi bài này sẽ chú trọng về hình thức đầu tư phố biển nhất là thành lập hiện diện thương mại tại Nhật Bản.

 


 

Các hình thức đầu tư phổ biến hiện nay tại Nhật Bản

1. Thành lập pháp nhân (công ty) tại Nhật Bản

a. Mô hình công ty

Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty con (pháp nhân Nhật Bản) tại Nhật Bản, doanh nghiệp sẽ lựa chọn pháp nhân dự kiến thành lập theo các loại hình pháp nhân được quy định tại Luật Công ty tại Nhật Bản như: công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. Có thể thành lập các pháp nhân Nhật Bản bằng cách đăng ký theo các thủ tục được pháp luật quy định. Cũng tương tự như pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, Công ty con (pháp nhân Nhật Bản) và doanh nghiệp nước ngoài là hai pháp nhân riêng biệt. Do đó, doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của công ty con (pháp nhân Nhật Bản) với tư cách là chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cũng có thể thành lập công ty tại Nhật Bản.

Ngoài ra, bên cạnh hình thức thành lập công ty con (pháp nhân Nhật Bản), doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư vào Nhật Bản thông qua các pháp nhân Nhật Bản như thành lập công ty liên doanh với doanh nghiệp Nhật Bản hoặc các công ty đầu tư, hoặc góp vốn vào doanh nghiệp Nhật Bản. Công ty cổ phần và công ty TNHH đều giống nhau về điểm là chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần tài sản đã góp.

Theo Luật doanh nghiệp Nhật Bản, công ty hợp danh và công ty hợp vốn cũng được thừa nhận tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, với hình thức này, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với phần vốn góp của mình chứ không phải là chịu trách nhiệm hữu hạn, do vậy, trên thực tế, hầu như không có doanh nghiệp nào lựa chọn hai hình thức này.

b. Đặc điểm chung về cơ cấu hoạt động

Quy định về đầu tư của Nhật Bản cũng có khá nhiều điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam. Theo đó, một số điểm cần lưu ý về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp khi đầu tư sang Nhật Bản như sau:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thường trú tại Nhật Bản. 
  • Ngoài những ngành nghề mà công ty mẹ tại Việt Nam đã đăng ký, công ty con có thể kinh doanh những ngành nghề khác mà pháp luật Nhật Bản cho phép.
  • Ở Nhật, công ty có số vốn dưới 500 triệu Yên và tổng nợ dưới 20 tỷ Yên được coi là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty cổ phần có số vốn từ 500 triệu Yên trở lên hoặc tổng số nợ từ 20 tỷ Yên trở lên được coi là Doanh nghiệp lớn.

2. Thành lập chi nhánh tại Nhật Bản

Trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các giao dịch một cách thường xuyên và liên tục tại Nhật Bản thì phải thực hiện đăng ký tại Nhật Bản (theo Luật công ty 2005 - Companies Act 2005). Theo đó, ít nhất cần phải đăng ký 1 trong các hình thức sau:

  • Đăng ký bổ nhiệm người đại diện tại Nhật Bản.
  • Đăng ký thành lập chi nhánh.
  • Đăng ký pháp nhân Nhật Bản hoặc.
  • Đăng ký tổ hợp tác. 

Trong đó, thành lập chi nhánh là cách thức dễ dàng và tiện lợi nhất để các doanh nghiệp nước ngoài thành lập một cơ sở hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản. Sau khi xác lập được địa điểm kinh doanh dưới danh nghĩa chi nhánh, quy định người đại diện của chi nhánh và thực hiện đăng ký những nội dung cần thiết, thì chi nhánh có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh. Chi nhánh là cơ sở thường trú để thực hiện tại Nhật Bản các nghiệp vụ đã được quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền của doanh nghiệp nước ngoài và thông thường, không được thực hiện quyết định ý chí một cách độc lập. Về mặt pháp luật, không có tư cách pháp nhân riêng cho chi nhánh, chi nhánh được coi là một phần được bao hàm trong tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, về cơ bản, trách nhiệm đối với quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của chi nhánh cuối cùng sẽ trực tiếp thuộc về doanh nghiệp nước ngoài đó, bao gồm cả trách nhiệm đối với các khoản nợ và khoản thu phát sinh từ hoạt động của chi nhanh. Bên cạnh đó, chi nhánh có thể mở tài khoản ngân hàng và thuê bất động sản bằng danh nghĩa chi nhánh.

3. Thành lập văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện được thành lập sẽ trở thành cơ sở hiện diện nhằm thực hiện công việc hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính thức tại Nhật Bản của các doanh nghiệp nước ngoài. Văn phòng đại diện có thể tiến hành các hoạt động như điều tra thị trường, thu thập thông tin, mua sắm hàng hóa, tuyên truyền quảng cáo, nhưng không được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tiếp. 

Bên cạnh đó, thông thường, không thể dùng danh nghĩa văn phòng đại diện để mở tài khoản ngân hàng và thuê bất động sản ở Nhật Bản. Do đó, bản thân chính doanh nghiệp nước ngoài hoặc người đại diện của văn phòng đại diện với tư cách là cá nhân được ủy quyền phải đứng ra ký kết và thực hiện các hợp đồng này.

Xem thêm: Chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản

Trên đây là những khái quát về các hình thức đầu tư nước ngoài vào Nhật Bản phổ biển nhất. Tại các bài viết khác, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể hơn về các điều kiện và thủ tục để cá nhân/tổ chức Việt Nam đầu tư sang Nhật Bản. Theo dõi công ty luật Siglaw để cập nhật những quy định pháp luật mới về đầu tư ra nước ngoài.

Siglaw - Đơn vị chuyên nghiệp cung cấp Dịch vụ đầu tư thành lập công ty tại Nhật Bản


Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020