Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Những lưu ý cần biết khi đầu tư tại Nhật Bản

25/11/2022
Vấn đề mà bất kỳ nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân có ý định đầu tư là vấn đề pháp lý: Pháp luật của Nhật Bản quy định như thế nào về đầu tư nước ngoài? Nhật Bản có những loại hình doanh nghiệp nào? Việc cư trú, tạm trú của Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam hay Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty tại Nhật Bản. Phạm vi bài viết này sẽ giúp người đọc nắm được các lưu ý cần thiết nhất khi muốn đầu tư sang Nhật Bản.

Trước khi đầu tư ra nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng, các nhà đầu tư cần nắm rõ về các quy định của pháp luật Việt Nam, các đặc điểm chung cần lưu ý như sau:

Những lưu ý cần biết khi đầu tư tại Nhật Bản

1. Điều kiện để cá nhân/tổ chức được đầu tư ra nước ngoài

  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Những ngành nghề này được quy định tại điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật;  Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật; Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Đối với một số dự án đầu tư có ngân sách lớn cần phải xin chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính Phủ hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước tại Việt Nam. Điều 84 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư có quy định “Nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến dự án đầu tư ra nước ngoài đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.”
  • Nhà đầu tư đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án và Nguồn vốn và tài sản đầu tư ra nước ngoài là nguồn vốn hợp pháp của Nhà đầu tư. Đối với tài sản bằng tiền, theo quy định của Ngân hàng nhà nước về giao dịch ngoại hối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại Thông tư 12/2016/NHNN, Nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư tại Ngân hàng được phép bằng 01 loại ngoại tệ/đồng Việt Nam phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư tại 01 Ngân hàng tại Việt Nam.Từ tài khoản này, Nhà đầu tư chuyển khoản tiền đầu tư bằng tiền mặt ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài của cơ quan/tổ chức/bộ máy có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài sau đây phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư: a) Dự án năng lượng; b) Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; c) Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; d) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; đ) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng.

 


 

Những lưu ý cần biết khi đầu tư sang Nhật Bản

2. Các lưu ý đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản

Mặc dù pháp luật Nhật Bản cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tự do đầu tư trực tiếp mà không có sự can thiệp của các cơ quan chức năng, nhưng yêu cầu phải thông báo trước đối với khoản đầu tư vào một số lĩnh vực hạn chế, liên quan đến an ninh quốc gia Nhật Bản. Nhà đầu tư được yêu cầu phải thông báo tới Bộ Tài Chính của Nhật Bản trước khi thực hiện dự án đầu tư

Pháp nhân được thành lập cần có tối thiểu 2 người, bao gồm 1 người là nhà đầu tư hoặc người đại diện, người còn lại phải mang quốc tịch Nhật Bản và giữ vị trí quản lý.

Pháp luật Nhật Bản không yêu cầu vốn tối thiểu để thành lập pháp nhân (>1 yên). Nhưng để có thể xin được thẻ cư trú lâu dài tại Nhật, cần đầu tư từ 5 triệu yên Nhật trở lên.

Trên đây là những lưu ý nhà đầu tư cần biết khi đầu tư tại Nhật Bản. Theo dõi công ty luật Siglaw để năm bắt những quy định pháp luật mới nhất về đầu tư ra nước ngoài và xu hướng đầu tư thịnh hành.

Siglaw - Đơn vị chuyên nghiệp cung cấp Dịch vụ đầu tư thành lập công ty tại Nhật Bản

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020