Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Xử lý nợ khi giải thể doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?

23/07/2021
Việc giải thể doanh nghiệp với những thủ tục và quy trình giải thể ở nhiều cơ quan khác nhau khiến cho nhiều doanh nghiệp cảm thấy rất rắc rối. Một trong những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể đó là phải thực hiện thanh toán các khoản nợ còn tồn đọng cho các bên liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Vậy việc xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp như thế nào? Ai sẽ là người trả nợ cho doanh nghiệp khi giải thể?

Xử lý nợ khi giải thể doanh nghiệp

Quy định pháp luật về nghĩa vụ thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp

Khi giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ xử lý công nợ cho các bên liên quan bao gồm bạn hàng, đối tác, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ nghĩa vụ thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp như sau:

“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”

Thứ tự thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi giải thể

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

  • Thứ nhất, Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết

  • Thứ hai, nợ thuế.

  • Thứ ba, các khoản nợ khác.

  • Cuối cùng, sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Trách nhiệm trả nợ cho doanh nghiệp khi giải thể

Việc xác định trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đối với công ty cổ phần thì khi giải thể doanh nghiệp thì các khoản nợ sẽ được các cổ đông thực hiện trả nhưng chỉ trong giới hạn vốn góp vào doanh nghiệp, căn cứ tại điểm c Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020: “Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”.

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp tiến hành thanh toán khoản nợ khi giải thể công ty, căn cứ theo Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020:“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

  • Đối với công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, căn cứ vào điểm b Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”.

  • Đối với công ty TNHH một thành viên thì chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, căn cứ vào khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty..”

  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, dựa vào khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này”.

Ngoài ra đối với doanh nghiệp có hai thành viên trở lên hoặc tổ chức là chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, thì người quản lý có liên quan và doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 220 cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020