Muốn thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn nước ngoài, nhà đầu tư cần phải làm gì. Bài viết sau đây, Siglaw sẽ cung cấp cho quý khách điều kiện cũng như thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn nước ngoài:
Công ty có vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ đào tạo ngoại ngữ
1. Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ đào tạo ngoại ngữ tại Hà Nội.
- Theo biểu mẫu cam kết WTO, ngành nghề đào tạo ngoại ngữ thuộc nhóm ngành các dịch vụ khác mã CPC 929 đã được Việt Nam cam kết mở cửa tự do, không hạn chế kể từ ngày 01/01/2009. Do đó, bất kỳ Nhà đầu tư nước ngoài nào là thành viên của WTO có thể thành lập cơ sở đào tạo ngoại ngữ với số vốn nước ngoài tối đa là 100% tại Việt Nam.
Ngoài ra, kinh doanh hoạt động đào tạo ngoại ngữ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên để thành lập Trung tâm ngoại ngữ có vốn nước ngoài, Nhà đầu tư phải tuân theo các quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 06/06/2018 và các văn bản khác liên quan như sau:
- Về vốn đầu tư: Theo Khoản 3, Khoản 6 Điều 35 Nghị định 86/2018/NĐ-CP
-
Trung tâm ngoại ngữ được xếp vào loại hình cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phải có suất đầu tư ít nhất là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ vào thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất.
-
Đối với các trung tâm không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt mức trên 70%.
- Về cơ sở vật chất, thiết bị: Theo khoản 1, Khoản 5 Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP
-
Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;
-
Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5m2/người học;
-
Có văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác.
Trường hợp trung tâm thuê cơ sở vật chất thì phải đảm bảo thời hạn thuê ổn định là 05 năm và phải đáp ứng các điều kiện vật chất nêu trên.
- Về chương trình giáo dục: Chương trình giáo dục thực hiện tại trung tâm phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo;
Bên cạnh đó, trung tâm có thể giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài.
- Về đội ngũ giảng viên: Theo Khoản 1 Điều 38 Nghị định 86/2018/NĐ-CP
-
Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng hoặc tương đương, có ngành đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy;
-
Tỷ lệ học viên/giáo viên quy đổi tối đa là 25 học viên/giáo viên.
- Ngoài ra các Nhà đầu tư còn phải đảm bảo các điều kiện giáo dục bao gồm:
-
Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
-
Tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực giáo dục.
-
Được phép hợp tác, đầu tư các ngành đào tạo theo quy định hiện hành trừ các ngành về an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo
2. Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ đào tạo ngoại ngữ tại Hà Nội.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 31 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, trước khi thành lập Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó mới thực hiện thủ tục xin cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với Trung tâm được thành lập và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
Bước 1. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2020.
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chính
Tại bước này, Sở kế hoạch đầu tư sẽ hỏi ý kiến của các sở ban ngành có liên quan trước khi cấp phép dự án đầu tư
Thời gian giải quyết: dự kiến từ 1 tháng - 3 tháng
Lưu ý: Thời gian sẽ phụ thuộc vào tiến độ hỏi ý kiến của các sở ban ngành
Hồ sơ cần chuẩn bị:
-
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
-
Đề xuất thực hiện dự án đầu tư
-
Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
-
Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư
-
Hồ sơ pháp lý của địa điểm thực hiện dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu hoạt động của dự án
-
Đề án tiền khả thi của dự án đầu tư, trong đó cần giải trình đáp ứng được các điều kiện đầu tư của dự án
Bước 2: Xin cấp giấy đăng ký kinh doanh
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chính
Thời gian giải quyết: 3-5 ngày làm việc
Hồ sơ cần chuẩn bị:
-
Điều lệ hoạt động
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Thông tư Số: 01/2021/TT-BKHĐT
-
Hồ sơ pháp lý của Nhà đầu tư
-
Hồ sơ pháp lý của địa điểm thực hiện đầu tư
-
Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ
-
Các hồ sơ khác
Bước 3: Xin cấp phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ.
Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo Hà Nội.
Thời gian giải quyết: 20-25 ngày làm việc
Lưu ý: Tại bước này, Sở giáo dục sẽ thẩm định địa điểm về cơ sở vật chất và việc đáp ứng các điều kiện theo quy định
Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục:
– Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP.
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Quy chế tổ chức, hoạt động.
– Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.
– Báo cáo giải trình về việc Trung tâm đã đáp ứng các điều kiện đã nêu tại Mục 1, đồng thời gửi kèm:
-
Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng;
-
Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);
-
Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;
-
Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;
-
Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;
-
Quy chế đào tạo;
-
Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);
-
Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;
-
Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;
-
Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.
3. Căn cứ pháp lý
-
Luật đầu tư số 61/2020/QH14 của Quốc hội ngày 17 tháng 06 năm 2020
-
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 của Quốc hội ngày 14 tháng 06 năm 2019.
-
Nghị định số 86/2018/NĐ-CP Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn