Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Quy định về nội dung quyền tác giả mới nhất năm 2021

22/09/2021
Quyền tác giả gồm hai nội dung chính là quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân của tác giả sẽ được bảo hộ vĩnh viễn tuy nhiên quyền tài sản sẽ bị giới hạn nhất định. Để mọi người hiểu rõ hơn về hai quyền này, Siglaw xin giới thiệu những quy định về nội dung Quyền tác giả mới nhất năm 2021.

1. Nội dung quyền tác giả

Quyền tác giả theo Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ được định nghĩa là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

a. Quyền nhân thân 

Theo quy định tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì quyền nhân thân bao gồm:

  • Đặt tên cho tác phẩm.

Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm:

- Công bố là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. 

- Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều này có nghĩa là không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

b. Quyền tài sản 

Quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 bao gồm:

  • Làm tác phẩm phái sinh

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền làm tác phẩm phái sinh  phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng

Chủ sở hữu,  tác giả độc quyền có quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

  • Sao chép tác phẩm

Đây là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền sao chép tác phẩm  phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

Chủ sở hữu, tác giả độc quyền có quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác

Đây là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.

  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Đây là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

Như vậy, khi một tác phẩm ra đời sẽ đi kèm với rất nhiều quyền phát sinh của tác giả và chủ sở hữu. Các quyền này rất dễ bị xâm phạm bởi các cá nhân, tổ chức khác, vì vậy điều cần thiết cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm là đăng ký bảo hộ Quyền tác giả.

2. Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009,2019.

  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung về quyền nhân thân và quyền tác giả mới nhất năm 2021. Tổ chức, cá nhân cùng tìm hiểu, nghiên cứ và nắm rõ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình được tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020