Vụ việc khách hàng Eximbank sử dụng thẻ tín dụng với mức là 8.5 triệu, sau 11 năm tiền lãi xuất phải trả là 8,8 tỷ, lãi suất nợ thẻ tín dụng tăng gấp 1.000 lần gây xôn xao dư luận. Nhận định từ góc độ pháp lý đối với vấn đề này, Luật sư Lê Dung, Giám đốc điều hành công ty Luật Siglaw có một số quan điểm trả lời phỏng vấn cho một số toà báo như sau.
PV: Thưa luật sư, bà có đánh giá như thế nào đối với sự việc đang gây rất nhiều tranh cãi hiện nay?
Luật sư Lê Dung: “Đây là một sự việc đang gây xôn xao dư luận và cần được xem xét kỹ lưỡng, chúng ta sẽ đánh giá và xét ở các góc độ sau: Thứ nhất, mức lãi suất cao bất thường, cụ thể là hơn khoảng 1000 lần là một con số vô cùng lớn, điều này sẽ cực kỳ ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng. Thứ hai, việc này cũng cho thấy thiếu sót của ngân hàng trong việc quản lý khoản vay và quản lý thẻ tín dụng. Việc để khách hàng nợ một khoản vay tín dụng trong một khoảng thời gian quá dài là một sai sót lớn của ngân hàng. Thứ ba, sự việc này xảy ra cho thấy quyền lợi của người tiêu dùng rõ ràng bị ảnh hưởng. Việc không nắm rõ các thông tin về khoản vay và không đủ hiểu biết để bảo vệ quyền lợi của mình trong việc sử dụng thẻ tín dụng, đã bị ảnh hưởng lớn trong việc gánh chịu các khoản nợ”.
PV: Việc tính lãi xuất của ngân hàng thế nào để ra một con số gây giật mình như vậy?
Luật sư Lê Dung: “Về cơ bản, luật dân sự quy định mức lãi suất cho vay được hai bên tự do thoả thuận, nhưng không được vượt quá 20%, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp cộng thêm lãi suất quá hạn cũng không được quá 30%. Tuy nhiên, mức trần này lại không áp dụng vơi ngành ngân hàng, với vụ việc này của ngân hàng Eximbank, có thể họ đã áp dụng lãi suất kép, cộng gộp lãi suất vào gốc, sau đó mức nhảy theo từng tháng, nên việc từ 8.5 triệu đồng lên đến 8.8 tỷ trong vòng 11 năm là hoàn toàn có thể”.
PV: Khách hàng có quyền được biết cách tính lãi xuất của ngân hàng?
Luật sư Lê Dung: “Đương nhiên khách hàng có quyền được biết cách tính lãi suất của ngân hàng. Căn cứ theo luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 và các thông tư hướng dẫn ban hành, khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về cách tính lãi suất cụ thể cho khoản vay của mình, có quyền được biết, được giải thích. Khách hàng cũng có quyền so sánh lãi suất của các ngân hàng khác nhau để lựa chọn ngân hàng phù hợp nhất với nhu cầu của mình”.
PV: Khách hàng trong trường hợp này cần phải có những biện pháp pháp lý nào để bảo vệ quyền lợi cho bản thân?
Luật sư Lê Dung: “Khách hàng nên nghiên cứu kỹ lại các điều khoản trong hợp đồng. Xác định lại các phương thức tính lãi và đối chiếu với mức trần của ngành ngân hàng. Để kiểm tra lại chính xác về khoản vay và khoản lãi. Khách hàng cũng có thể thương lượng với ngân hàng: thẳng thắn trao đổi thương lượng với ngân hàng để đề xuất giảm lãi suất hoặc các phương án khác phù hợp với điều kiện thực tế. Hoặc khiếu nại trực tiếp với ban giám đốc ngân hàng để tìm giải pháp phù hợp và thoả đáng hơn. Trường hợp không được hỗ trợ bởi các phương án trên, người tiêu dùng có thể cân nhắc việc khiếu nại với ngân hàng nhà nước: nếu không thoả đáng, khách hàng có thể yêu cần ngân hàng nhà nước xem xét và giải quyết”.
PV: Sau trường hợp này, khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hay các loại thẻ khác cần phải lưu ý những điểm gì trước khi quyết định dùng?
Luật sư Lê Dung: “Tôi có một số lưu ý cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng như sau: Khách hàng cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng thẻ tín dụng hay các loại thẻ khác: Khách hàng cần hiểu rõ từng loại thẻ: mỗi loại thẻ khác nhau sẽ có các quyền lợi và trách nhiệm khác nhau, nên khách hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Khách hàng nên lựa chọn thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Lưu ý trong việc sử dụng thẻ an toàn như bảo mật thông tin, giao dịch cần chú ý cẩn trọng và kiểm tra thông tin để xác định các giao dịch, sớm phát hiện các giao dịch bất thường. Khách hàng cũng cần đặc biệt chú ý thanh toán đầy đủ và đúng hạn để không bị áp lãi suất cao. Khách hàng cũng nên đọc kỹ hợp đồng sử dụng thẻ để nắm được hết các thông tin quan trọng trong quá trình dùng”.
Cám ơn luật sư đã đưa ra những nhận định từ góc nhìn chuyên gia và có những lời khuyên rất hữu ích cho khách hàng, nhất là trong giai đoạn nhiều người vẫn chưa thật sự cẩn thận và có những hiểu biết đầy đủ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc sử dụng thẻ tín dụng như hiện nay, để xảy ra tình huống rất đáng tiếc và xôn xao như vụ việc vừa rồi của ngân hàng Eximbank.
Hình ảnh Luật sư Lê Dung trong buổi trả lời phỏng vấn với phóng viên.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Hotline: 0967 818 020
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Email: hanoi@siglaw.vn
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Email: hcm@siglaw.vn