Báo cáo tài chính là hoạt động bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện hàng quý và hàng năm.
Để giúp các doanh nghiệp có nhu cầu lập báo cáo tài chính tiết kiệm thời gian, công sức, Siglaw xin cung cấp dịch vụ tư vấn Báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là gì? Mục đích của báo cáo tài chính
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
BCTC được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
Tại Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về mục đích của BCTC như sau:
-
Thứ nhất, BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khá; Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; Các luồng tiền.
-
Thứ hai, ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.
Các loại báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Theo quy định của Luật kế toán năm 2015, hiện các các loại báo cáo tài chính sau đây:
Hàng năm, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo mẫu cụ thể quy định trong luật và phải lập theo dạng đầy đủ. Báo cáo hành chính hàng năm bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính hàng năm có thể được tính theo năm dương lịch hoặc kỳ kế toán hàng năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Doanh nghiệp được phép thay đổi kỳ kế toán năm tuy nhiên khi thay đổi doanh nghiệp cần phải lập riêng báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa hai kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới.
Báo cáo tài chính giữa niên độ được hiểu là báo cáo tài chính cho bốn quý của năm tài chính (trong đó quý bốn là quý cuối cùng trong năm) và báo cáo tài chính bán niên. Đối với báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lập theo mẫu cụ thể pháp luật quy định, có thể lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước và công ty niêm yết bắt buộc phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác được khuyến khích nhưng không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
Bên cạnh đó, báo cáo tài chính có thể được lập và trình bày trên cơ sở hợp nhất hoặc không hợp nhất.
Vì sao phải báo cáo tài chính?
Theo quy định của pháp luật kế toán, việc lập báo cáo tài chính là một trong những nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Các hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo tài chính có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 141/2018/NĐ-CP.
Đối với một trong các hành vi lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định; báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đối với một trong các hành vi lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định; áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đối với một trong các hành vi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đối với một trong các hành vi thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật; cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Căn cứ pháp lý
-
Nghị định 141/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Do đó, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc báo cáo tài chính. Với mong muốn đồng hành cùng quý khách hàng, giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức, Siglaw bằng sự tận tâm, nhiệt huyết của mình muốn gửi đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn Báo cáo tài chính:
Dịch vụ tư vấn Báo cáo tài chính mà Siglaw cung cấp
"Sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công của Siglaw. Với chúng tôi, mỗi khách hàng là một đại sứ thương hiệu!"
Cho nên, Siglaw chăm chút, tỉ mỉ từng khách hàng một cách chu đáo nhất, khi sử dụng dịch vụ tư vấn Báo cáo tài chính của Siglaw, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ nhiệt tình nhất như sau:
-
Tư vấn, giải thích các vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến báo cáo tài chính.
-
Tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ cần thiết liên quan đến hoạt động báo cáo tài chính.
-
Trực tiếp soạn thảo hồ sơ về báo cáo tài chính lá và nộp đến cơ quan có thẩm quyền.
-
Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, bổ sung, điều chỉnh hồ sơ nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
-
Hỗ trợ nhận tài liệu, hồ sơ về báo cáo tài chính từ cơ quan có thẩm quyền và giao đến tận tay khách hàng.
Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
Tại Siglaw, với khẩu hiệu "Bảo mật - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Uy tín", chúng tôi thiết lập “Bộ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ đến khách hàng” và toàn bộ Luật sư và chuyên gia của Siglaw luôn thực hiện ở mức độ cao nhất:
1. Chất lượng chuyên môn cao: Các dịch vụ Pháp lý của chúng tôi luôn được tư vấn và thực hiện bởi các Luật sư và chuyên gia có am hiểu chuyên môn sâu sắc và dày dặn kinh nghiệm nhằm đảm bảo đưa ra các giải pháp tư vấn luôn chính xác, tuân thủ pháp luật và mang lại giá trị cao cho khách hàng.
2. Bảo mật: Việc đảm bảo bảo mật thông tin của khách hàng, trong mọi trường hợp, luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.
3. Đúng hạn: Chúng tôi cam kết trong việc đáp ứng yêu cầu về thời hạn công việc. Theo đó, tiến độ công việc sẽ luôn được chúng tôi theo sát và thông tin kịp thời đến khách hàng.
4. Phản hồi nhanh chóng: Mọi trao đổi, liên hệ hay yêu cầu của khách hàng sẽ được phản hồi nhanh chóng, kịp thời hoặc chậm nhất trong vòng 24 giờ.
5. Chính trực: Chúng tôi luôn giữ vững sự chính trực trong mọi trường hợp, tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong mọi trường hợp.
6. Chuyên nghiệp: Chúng tôi đem đến sự chuyên nghiệp trong kiến thức pháp lý sâu sắc của đội ngũ Luật sư và Chuyên gia trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào; sự chuyên nghiệp trong giao tiếp đa ngôn ngữ khi khách hàng luôn cảm thấy dễ dàng trao đổi công việc với chúng tôi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn); sự chuyên nghiệp trong thái độ và tác phong làm việc với khách hàng.
7. Nhiệt tình và thân thiện: Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tối đa trong khả năng của chúng tôi và trong mọi trường hợp. Chúng tôi đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái vì sự thân thiện trong giao tiếp với bất kỳ Luật sư nào.
8. Dễ dàng và Thuận tiện: Chúng tôi luôn nỗ lực tìm cách cung cấp dịch vụ theo cách làm cho khách hàng cảm thấy dễ dàng và thuận tiện nhất.
9. Giá trị gia tăng: Trong quá trình cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn cố gắng tối đa để cung cấp các phương án tư vấn/đề xuất giúp khách hàng có sự so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất, hoàn thiện nhất.
Link rss