Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Tại sao nhà đầu tư Việt Nam nên đầu tư vào Malaysia?

23/11/2022
Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA) vừa công bố tổng số vốn đầu tư của nước này trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 123,3 tỷ RM (27,56 tỷ USD) với 1.714 dự án trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là nguồn đóng góp chính ở mức 70,9%, tương đương 87,4 tỷ RM. Malaysia đang ngày càng chứng tỏ sức hút đầu tư của mình. Vậy tại sao nhà đầu tư Việt Nam nên lựa chọn đầu tư vào Malaysia?

1. Vị trí địa lý và thị trường tiềm năng

Malaysia nằm gần trung tâm của Đông Nam Á - một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP bình quân 5,3% mỗi năm trong 20 năm qua. Đồng thời, giữ vị trí chiến lược giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông. Malaysia có nền tảng kinh tế bền vững, lạm phát thấp, khu vực tài chính mạnh, môi trường kinh doanh toàn diện và hướng tới trọng tâm phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao .

Mặt khác quy tụ đông đúc các tôn giáo và chủng tộc như người Hồi giáo Mã Lai, người Ấn Độ, người Hoa và nhiều nhóm sắc tộc khác nhưng người dân lại sống rất hòa hợp. Có thể thấy, chính những điều kiện về vị trí cũng như các yếu tố thuận lợi khác đã làm cho Malaysia có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

Môi trường kinh doanh thuận lợi ở Malaysia đã khiến quốc gia này trở thành một trong những điểm đến đầu tư hàng đầu trên thế giới cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đến nay, Malaysia đã thu hút hơn 5.000 doanh nghiệp nước ngoài từ hơn 50 quốc gia đến thành lập và hoạt động. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa hoạt động trong nước, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư vào Malaysia như một địa điểm ưa thích cho các dự án kinh doanh. 

 


 

Những lý do khiến nhà đầu tư Việt Nam nên đầu tư vào Malaysia?

2. Môi trường pháp lý được cải thiện đáng kể

Song song với những nỗ lực đáng kể của Malaysia nhằm cải thiện tăng trưởng kinh tế trong suốt những năm qua, khuôn khổ pháp lý và thể chế của Malaysia cũng được chứng kiến những cải tiến đáng kể. Hệ thống quản lý của Malaysia được đánh giá cao bởi môi trường kinh doanh mở, chính sách đầu tư minh bạch, cùng với các ưu đãi dựa trên lợi nhuận thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ngày 05/10 vừa qua, Chính phủ Malaysia đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và trở thành quốc gia thứ 9 phê chuẩn hiệp định này. Theo đó, CPTPP là hiệp định thương mại tự do loại bỏ 95% thuế quan giữa 11 thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Điểm hấp dẫn khác là quan hệ đối tác thương mại của Malaysia với các nền kinh tế chủ chốt. Malaysia là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF). Điều này sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thông qua Malaysia để thâm nhập các nền kinh tế khác. Trong đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 18/03/2022 với Malaysia. RCEP đại diện cho 30% dân số thế giới và đóng góp chung vào 30% hoạt động kinh tế toàn cầu, tính theo GDP.  Do các nước thành viên của RCEP nằm trong số 15 đối tác thương mại hàng đầu của Malaysia, hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn gần đây. Việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử... và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.

3. Nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo Ngân sách 2022, Chính phủ đã phân bổ quỹ đặc biệt 2 tỷ RM để thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào Malaysia và không đánh thuế thu nhập lên đến 15 năm cho các công ty sản xuất và dịch vụ chuyển hoạt động sang Malaysia. Quốc gia này cũng rất chú trọng đến các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ sự đóng góp vào tạo việc làm, xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cũng như giúp nước này tham gia vào các mạng lưới sản xuất trong khu vực.

Các chính sách đầu tư của Malaysia nhấn mạnh tới các gói ưu đãi nhanh chóng và hướng tới tương lai nhằm phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi của các nhà đầu tư; đồng thời tập trung vào vai trò của các Cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm vạch trách nhiệm rõ ràng, qua đó xây dựng được quy trình liên tục và suôn sẻ cho các nhà đầu tư.

Từ khi chuyển hướng phát triền kinh tế từ hướng nội sang ngoại, hoạt động ngoại thương của Malaysia trở nên rất năng động, là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu phát triển và nâng cao tính cạnh tranh  của nền kinh tế, Malaysia đã sử dụng nhiều chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, như:

  • Ưu đãi các dụ án đầu tư(gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài) và miễn giảm thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. 
  • Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuất khẩu được từ 80% sản phẩm trở lên.
  • Ưu đãi với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu: Nhằm tăng giá trị xuất khẩu, Malaysia áp dụng các ưu đãi như giảm 10% thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu, giảm 5% giá trị nguyên liệu đầu vào nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường. 
  • Ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những khu vực mới phát triển, sản xuất những loại hàng được ưu tiên hay sử dụng trên 50% nguyên vật liệu địa phương để sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Từ năm 2016 đến nay, nhằm khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chính phủ Malaysia đã đưa ra các chính sách ưu đãi cơ bản đối với doanh nghiệp đầu tư được hưởng ưu đãi thuế trong vòng 5 năm, kể từ ngày bắt đầu hoạt động với mức thuế 7,5% so với mức thuế suất phổ thông là 25%. Cụ thể  các lĩnh vực sản xuất được áp dụng chính sách trên bao gồm: chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm cao su, sản phẩm từ dầu cọ, hóa  chất và hóa phẩm dầu khí, dược phẩm , thiết bị bảo vệ…
  • Chính phủ hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài tại Malaysia với các hình thức chính, gồm: miễn thuế, ưu đãi về thuế và các quỹ đặc biệt; đầu tư đảm bảo thỏa thuận; cơ quan đại diện thương mại và đầu tư và tổ chức hỗ trợ.

Có thể thấy rằng, những năm gần đây Malaysia luôn nằm trong top các quốc gia có  lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trong khu vực. Điều này là có ý nghĩa rất lớn với một quốc gia đang phát triển như Malaysia trong quá trình nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường của mình. Nếu Quý khách hàng có vướng mắc, khó khăn thì vui lòng liên hệ hotline của công ty luật Siglaw để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.


Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020