Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Tại sao nên thực hiện đầu tư vào Myanmar?

21/11/2022
Myanmar được cho là mảnh đất “vàng” cuối cùng của châu Á, được dự báo sẽ là điểm đến của các dòng vốn đầu tư lớn trên thế giới, đặc biệt là nhà đầu tư Việt Nam. Điều này thể hiện ở việc Chính phủ Myanmar đã cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, cũng như những chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài. Vậy Myanmar có những lợi thế gì để thu hút nhà đầu tư Việt Nam. Hãy cùng Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

1. Vị trí và khả năng kết nối

Myanmar trước đây là thuộc địa của Anh, đất nước bước đầu xây dựng được những cơ sở hạ tầng nhất định. Chính quyền và người dân sử dụng tiếng Anh phổ biến, nền tảng về pháp luật được xây dựng theo tinh thần của luật Anh nên các doanh nghiệp dễ tiếp cận. Myanmar là quốc gia lớn nhất ở Đông Nam Á lục địa và - ngoài thị trường nội địa với hơn 50 triệu công dân - tiếp cận trực tiếp với Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN và các thị trường quốc tế khác thông qua các cảng dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman. Sau nhiều thập kỷ bị quốc tế cô lập đã ngăn cản việc hiện đại hóa và mở rộng mạng lưới cơ sở hạ tầng, chính phủ Myanmar đang ưu tiên thiết lập các chuỗi cung ứng quốc gia và quốc tế hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai - đặc biệt.

Myanmar hiện đã trở thành một quốc gia dân chủ đa đảng (khoảng gần 40 đảng phái chính trị), hệ thống chính trị tam quyền phân lập theo chế độ tổng thống, lưỡng viện. Myanmar hoan nghênh đầu tư của tất cả các nước vào Myanmar trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế. Như vậy, nhìn về tổng thể, Myanmar đón chào đầu tư nước ngoài mang tính chất bình đẳng, không thiên vị.

 


 

Tại sao nên thực hiện đầu tư vào Myanmar

2. Tăng trưởng về kinh tế

Kinh tế Myanmar liên tục tăng trưởng ở mức xấp xỉ 6 - 8% kể từ năm 2012. Chiến lược tăng trưởng tổng thể của Myanmar được xây dựng dựa trên sự kết hợp bổ sung của các chính sách nhằm đồng thời cho phép hiện đại hóa trong công nghiệp, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa cơ sở xuất khẩu và mở rộng giá trị gia tăng sản xuất cho thị trường trong nước và quốc tế.

Để khuyến khích tăng trưởng kinh tế, ba Đặc khu Kinh tế - ở Thilawa, Kyaukphyu và Dawei - đã được chính phủ Myanmar thành lập. Những điều này cung cấp các ưu đãi đầu tư và quy trình đơn giản hóa cho các nhà đầu tư, với hy vọng rằng các cơ sở công nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế này sẽ trở thành động lực tăng trưởng của Myanmar mới.

3. Những cải cách của chính phủ Myanmar và quan hệ chính trị tốt đẹp,hai nước đều tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư

Myanmar đang trải qua một quá trình chuyển đổi cơ bản về kinh tế và chính trị sang một quốc gia dân chủ và hòa bình. Kế hoạch Phát triển Toàn diện Quốc gia đã được xây dựng nhằm xác định các định hướng chính sách cho sự phát triển kinh tế bền vững trên phạm vi cả nước dựa trên các thông lệ quốc tế tốt nhất nhằm xóa đói giảm nghèo trong nước. Là một quốc gia kém phát triển nhất, Myanmar cũng được áp dụng các thỏa thuận ưu đãi về thuế quan - để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận của đất nước với các thị trường quốc tế lớn.

Chính phủ Myanmar rất cam kết khuyến khích đầu tư có tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Do đó, các hoạt động đầu tư trong một số lĩnh vực nhất định bị cấm hoặc hạn chế - hoặc có thể yêu cầu phê duyệt, quy trình, liên doanh hoặc Đánh giá tác động môi trường và xã hội cụ thể để tránh tác động tiêu cực đến cộng đồng và sinh kế của họ, môi trường cũng như tiến bộ trong hòa bình và hòa giải dân tộc.

Ngoài ra, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Myanmar rất tốt, những dự án của Việt Nam phù hợp với Myanmar đều được hoan nghênh. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường Myanmar do hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đây là một lợi thế vì nhà đầu tư một số nước vào đây gặp khó khăn hơn do không được hoan nghênh.

4. Môi trường đầu tư tiềm năng tuyệt vời, rất nhiều cơ hội đề nhà đầu tư Việt Nam đầu tư Myanmar

Myanmar là một nước nông nghiệp và ngành nông nghiệp là trụ cột kinh tế của cả nước, với 75% dân số sống ở nông thôn và tham gia vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp. Hiện nay nông nghiệp (trồng lúa, xay xát, chế biến...) và thủy sản (nuôi trồng, chế biến xuất khẩu) là những lĩnh vực tiềm năng nhất và đang được khuyến khích đầu tư. Với hơn 3.100km bờ biển cùng hơn 8 triệu ha mặt nước trong đất liền chưa được khai thác, ngành thủy sản Myanmar đang rất muốn học hỏi mô hình kinh doanh của Việt Nam cũng như hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản như: trồng lúa, trồng đậu, nuôi cua lột, tôm, cá,…

Ngoài ra, hàng loạt lĩnh vực như vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, gạch, kính công nghiệp và đặc biệt là ximăng,... đang có nhu cầu rất lớn tại Myanmar do hoạt động xây dựng đang nóng lên. Chẳng hạn với mặt hàng xi măng, hiện sản xuất nội địa của Myanmar chỉ đạt 1,5 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu của thị trường này hiện lên tới 6 triệu tấn/năm.

Hơn nữa, một lĩnh vực Việt Nam cũng nhận được ưu tiên từ Myanmar chính là ngân hàng, viễn thông. Tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar cho hay Việt Nam hiện chỉ có BIDV mở văn phòng đại diện tại Myanmar và chính phủ nước này cho biết nếu cho phép mở ngân hàng nước ngoài, Việt Nam sẽ là một trong những nước được ưu tiên cấp phép đầu tiên.

Dù thu nhập bình quân đầu người của người dân Myanmar không cao, nhưng với dân số gần 65 triệu dân, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu cầu tiêu dùng và sức mua rất lớn. Trong đó, có rất nhiều sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu lớn và có thể đầu tư hiệu quả như khai thác khoáng sản, lâm sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, đóng tàu, viễn thông, du lịch, các nhà hàng phục vụ món ăn Việt Nam, thủy sản, nhiệt điện... Vì vậy, đây là cơ hội khả quan cho các nhà đầu tư khi mở doanh nghiệp tại Myanmar

5. Nới lỏng chính sách nhập cảnh, nhập cư đối với nhà đầu tư

Myanmar luôn chào đón các chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài và đưa ra nhiều lợi ích nếu họ muốn mở một công ty tại đây. Vì chính phủ đã tự do hóa các quy định thị thực làm việc, nên người nước ngoài tích cực tham gia vào các hoạt động kinh doanh có thể có được giấy phép làm việc hoặc thuê các chuyên gia khác trong một số điều kiện nhất định.

Đất nước này cũng “mở cửa” đối với những người nước ngoài thành đạt muốn định cư lâu dài tại Myanmar để làm việc hoặc kinh doanh và cùng với các cư dân bản địa xây dựng một Myanmar tốt hơn. 

Bên cạnh đó, Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho công dân từ các nước đến Myanmar. Cụ thể, khách du lịch được cấp phép lưu trú 28 ngày (không gia hạn), doanh nghiệp được lưu trú 70 ngày (được gia hạn thêm), công vụ 28 ngày (được gia hạn).

6.Hệ thống giao thông bắt đầu được thuận tiện, đi lại dễ dàng hơn

 Ngoài 4 sân bay nội địa, 2 đường bay quốc tế từ Việt Nam, BangKok, tháng 8 này Myanmar sẽ có thêm đường bay trực tiếp từ Malaysia đến Yangon. 

7.Môi trường sống an toàn – dân số trẻ, lực lượng lao động cao 

90% người dân theo đạo Phật nên con người ở đây thật thà hiền lành và rất thân thiện, thị trường mới mẻ, yếu tố cạnh tranh không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn, tài nguyên thiên nhiên nhiều nhưng chưa khai thác rộng rãi, mức sống của người dân thấp, người dân hiền hòa... Thêm vào đó, dân số xấp xỉ gần 65 triệu người, lực lượng lao động trẻ, chi phí lao động hiện khá thấp (lương người lao động thông thường chỉ khoảng 500-800 USD/tháng). Người dân Myanmar cơ bản chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm với công việc.

Tuy nhiên ngoài những lợi thế kể trên để nhà đầu tư vào Myanmar thì hiện nay nền kinh tế Myanmar vẫn đang mang nặng cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp, cơ chế thuế quan chưa thông thoáng và vẫn còn bao cấp giá đối với một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như, nhà ở cho công chức, điện nước sinh hoạt, cước phí điện thoại, giá xăng dầu, vận tải... Đặc biệt, Chính phủ Myanmar vẫn còn thực hiện chế độ hai giá đối với người dân trong nước và nước ngoài ở một số mặt hàng như cước phí điện thoại, giá điện, xăng, giá nước sinh hoạt, giá dịch vụ khách sạn, giá thuê nhà, giá một số dịch vụ vận tải với giá chênh lệch cao gấp nhiều lần so với người dân trong nước, nhất là thủ tục pháp lý còn nặng nề, cổ hũ và trì trệ, các điều luật còn cứng nhắc, chi phí thành lập doanh nghiệp khá cao.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020