Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

23/09/2021
Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bao gồm hai loại, đó là “chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp” và “chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp”. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Siglaw sẽ phân tích các quy định pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

- Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

a. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

  • Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

  • Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

  • Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

b. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp (có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn), là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng – thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể là:

  • Hợp đồng độc quyền.

  • Hợp đồng không độc quyền.

  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp.

- Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

  2. Căn cứ chuyển nhượng.

  3. Giá chuyển nhượng.

  4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

2. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

- Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).

a. Điều kiện hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

 Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.

  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

  • Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

  • Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế.

b. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

- Các dạng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

  • Hợp đồng độc quyền.

  • Hợp đồng không độc quyền.

  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp.

- Nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng.

  • Dạng hợp đồng.

  • Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ.

  • Thời hạn hợp đồng.

  • Giá chuyển giao quyền sử dụng.

  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã đưa ra những quy định rất chi tiết về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Việc tuân thủ các nguyên tắc chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng là rất quan trọng. Tổ chức, cá nhân cần đặc biệt lưu ý cần nắm bắt rõ những quy định trên để đảm bảo quyền và lợi ích của mình được tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020