Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Những lưu ý nhà đầu tư nước ngoài cần biết tại Malaysia.

23/11/2022
Malaysia không có cơ quan quản lý trực tiếp, quy định pháp luật hoặc hướng dẫn điều chỉnh tất cả các vấn đề chung trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Thay vào đó, các quy định, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Malaysia theo từng lĩnh vực sẽ được quy định cụ thể bởi các cơ quan quản lý trực tiếp giám sát các lĩnh vực này. Vậy khi thực hiện đầu tư vào Malaysia, nhà đầu tư nước ngoài cần phải lưu ý những điều gì?

1. Chính sách mở cửa của Malaysia với lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Malaysia luôn đánh giá cao tác động của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nền kinh tế, nhưng đôi khi nhà đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều hạn chế trong một số lĩnh vực do quy định của chính phủ.

Năm 2009, Malaysia đã loại bỏ các hướng dẫn đầu tư trước đây của Ủy ban Đầu tư nước ngoài (FIC), cho phép các giao dịch mua lại lợi ích, sáp nhập và tiếp quản các công ty địa phương bởi các bên trong nước hoặc nước ngoài mà không cần sự chấp thuận của FIC. Chính phủ đã từng bước tự do hóa sự tham gia của nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ để thu hút thêm đầu tư nước ngoài.

Sau khi loại bỏ một số hạn chế nhất định đối với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành từ tư vấn liên quan đến máy tính, du lịch và vận tải hàng hóa, năm 2011 Malaysia đã bắt đầu cho phép sở hữu 100% nước ngoài trong các lĩnh vực: chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, môi trường và dịch vụ chuyển phát nhanh. Một số giới hạn về sở hữu cổ phần nước ngoài vẫn được áp dụng trong lĩnh vực như: dịch vụ tài chính, giáo dục, truyền thông quảng cáo, viễn thông…

Ví dụ, trong lĩnh vực tổ chức tài chính, nhà đầu tư nước ngoài cần có sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương Malaysia để tham gia đàm phán sáp nhập hoặc mua lại hoặc cần đáp ứng những yêu cầu để công dân Malaysia (Bumiputera) sở hữu cổ phần công ty.


 

Những lưu ý nhà đầu tư cần biết khi đầu tư tại Malaysia

2. Các quy định đối với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực

2.1. Trong lĩnh vực viễn thông

Malaysia bắt đầu cho phép 100% vốn nước ngoài tham gia vào các Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP) từ 04/2012. Tuy nhiên, đối với giấy phép Nhà cung cấp thiết bị mạng (NFP) và Nhà cung cấp dịch vụ mạng (NSP), nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 70% vốn (trừ một số trường hợp cụ thể khác theo pháp luật quy định). Đặc biệt đối với Telekom Malaysia, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân được phép sở hữu từ 5% đến 30% vốn. 

2.2. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính

Chương trình tự do hóa dịch vụ được Malaysia bắt đầu vào năm 2009 đã nâng mức tối đa của sở hữu nước ngoài trong các công ty bảo hiểm lên 70%. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Malaysia Bank Negara Malaysia (BNM) sẽ cho phép tỷ lệ sở hữu nước ngoài lớn hơn nếu khoản đầu tư được xác định là để tạo điều kiện hợp nhất ngành.

BNM hiện cho phép các ngân hàng nước ngoài mở thêm bốn chi nhánh trên khắp Malaysia, với điều kiện BNM sẽ chỉ định nơi có thể thành lập chi nhánh (tức là tại các trung tâm thị trường, khu vực bán đô thị và khu vực ngoài đô thị). Các chính sách không cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh mới trong phạm vi 1,5 km tính từ ngân hàng địa phương hiện có. BNM cũng quy định khả năng cung cấp một số dịch vụ nhất định của các ngân hàng nước ngoài tại Malaysia.

2.3 Trong lĩnh vực dầu khí

Theo các điều khoản của Đạo luật Phát triển Dầu khí năm 1974, ngành dầu khí được kiểm soát bởi Petroleum Nasional Berhad (PETRONAS) - một công ty thuộc sở 100% hữu nhà nước và là đơn vị duy nhất có quyền hợp pháp đối với các mỏ dầu thô và khí đốt của Malaysia. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào lĩnh vực này ở dạng hợp đồng phân chia sản xuất (PSC). PETRONAS thường xuyên yêu cầu các đối tác PSC của mình làm việc với các công ty Malaysia trong các hợp đồng đấu thầu. 

Các công ty không phải của Malaysia được phép tham gia vào các dịch vụ dầu mỏ với sự hợp tác của các công ty địa phương và chỉ được sở hữu tối đa 49% cổ phần nếu nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông chính. Ngoài ra, PETRONAS đặt ra các quy định cho các dự án có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020