Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Những lưu ý đối với doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại

23/09/2021
Pháp luật về hợp đồng thương mại hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như luật dân sự, luật thương mại,... Tuy nhiên, những lưu ý đối với doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại được điều chỉnh trong Bộ Luật Dân sự và kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.


Những lưu ý đối với doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại

II. Một số lỗi thường xảy ra trong quá trình đàm phán, soạn thảo hợp đồng

1. Các hình thức hợp đồng thường gặp

  • Các bên tham gia hợp đồng có quyền tự do quyết định hình thức hợp đồng. Hình thức có thể bằng lời nói, văn bản, hành vi cụ thể trừ các trường hợp yêu cầu hình thức văn bản phải công chứng khác. 

  • Văn bản được ghi nhận dưới hình thức thông điệp dữ liệu, hợp đồng điện tử. 

  • Hợp đồng bắt buộc phải công chứng. Ví dụ hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất, bất động là là nhà chung cư, mua bán các phương tiện như ôtô, tàu thủy… 

2. Quy định về ký kết hợp đồng và việc uỷ quyền ký kết hợp đồng

a. Quy định về ký kết hợp đồng.

  • Xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. 

  • Xác định thẩm quyền ủy quyền ký kết hợp đồng.

  • Xác định nội dung thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật.

  • Xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng.

b. Quy định về ủy quyền ký kết hợp đồng:

Việc ủy quyền ký kết hợp đồng phải tuân theo quy định pháp luật để đảm bảo hiệu lực, đúng thẩm quyền ký kết hợp đồng.

II. Lỗi đối với các dạng hợp đồng cụ thể

1. Lỗi thường gặp trong ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại

a. Lưu ý chung:

- Quy định về nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung của hợp đồng.

- Quy định về hình thức của hợp đồng.

- Lưu ý đối với những loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng.

- Quy định về nội dung của hợp đồng:

  • Nội dung của hợp đồng có các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau.

  • Nội dung thỏa thuận phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.

  • Chủ thể tham gia hợp đồng đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật.

- Đối với pháp nhân: Pháp nhân có đủ năng lực từ thời điểm pháp nhân được thành lập và pháp luật công nhận.

- Đại diện cho tổ chức/ pháp nhân và đại diện uỷ quyền: Đại diện cho tổ chức/pháp nhân thông thường được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập của pháp nhân.

b. Các lưu ý cụ thể khác

  • Giải thích thuật ngữ.

  • Mục lục hợp đồng.

  • Điều khoản về cách thức giải thích hợp đồng.

Trong quá trình soạn thảo, đàm phán, tư vấn hợp đồng cũng như tùy thuộc vào từng hợp đồng cụ thể, các nội dung như (i) Quy định điều khoản về sửa đổi, bổ sung hợp đồng; (ii) Quy định rõ về thời hiệu của hợp đồng;(iii) Lưu ý về các điều khoản bồi thường thiệt hại; (iv) Quy định cụ thể tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh, đại diện có thẩm quyền và số tài khoản giao dịch của đối tác tham gia hợp đồng; (v) Điều khoản mang tính mô tả đối tượng hợp đồng; (vi) thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; (vii) thời điểm chuyển quyền sở hữu;(viii) thời điểm chuyển rủi ro; (ix) ngôn ngữ sử dụng trong họp đồng; (x) các điều khoản về giải quyết tranh chấp, về bất khả kháng phải được coi là những điều khoản quan trọng, cần được lưu ý và thỏa thuận kỹ lưỡng.

2. Những lỗi thường gặp khi đàm phán, giao kết hợp đồng thương mại quốc tế

So với hợp đồng thương mại trong nước, việc đàm phán để giao kết hợp đồng thương mại quốc tế thực chất là đàm phán với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam thường mắc phải những vấn đề sau đây:

1. Lỗi do không biết ngoại ngữ.

2. Không biết sử dụng nghệ thuật đàm phán.

3. Không am hiểu luật pháp của nước bạn hàng và luật pháp quốc tế.

4. Không biết về nghiệp vụ buôn bán quốc tế.

3. Một số hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư thường gặp lỗi

1. Hợp đồng góp vốn.

2. Hợp đồng Liên doanh.

3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

4. Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng cổ phần/vốn góp.

5. Hợp đồng chuyển nhượng dự án.

Khi soạn thảo và đàm phán hợp đồng, các doanh nghiệp nên lưu tâm trong việc giữ phong cách làm việc và đàm phán chuyên nghiệp và chính xác, và giữ thói quen sử dụng ý kiến tư vấn của bộ phận pháp chế hoặc luật sư để đảm bảo tính an toàn trong giao dịch. Các đối tác nước ngoài thường thực hiện và tuân thủ rất tốt hai yếu tố này.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020