Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Doanh nghiệp có vốn nước ngoài là gì? Hiện Việt Nam có các loại hình Doanh Nghiệp có vốn nước ngoài nào?

27/01/2023
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh tại Đông Nam Á, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài rất lớn. Các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp vào Việt Nam cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Sau đây Siglaw sẽ cung cấp các nội dung về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?  Hiện Việt Nam có các loại hình Doanh Nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào?

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? 

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có một quy định cụ thể để giải thích cho khái niệm “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” mặc dù đây là một hình thức đầu tư khá phổ biến.

Trước hết, theo Khoản 22, Điều 3, Luật Đầu tư 2020 có thể hiểu Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chính là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. 

Theo đó, có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trong đó không có sự phân biệt về tỷ lệ vốn của nước ngoài so với trong nước.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dưới các hình thức:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
  • Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp.

Một số khái niệm liên quan: 

“Vốn đầu tư” là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (Khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

“Nhà đầu tư nước ngoài” là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp  luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

2. Có mấy loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

Trong số các hình thức đầu tư được quy định tại Điều 21, Luật Đầu tư 2020, “Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế”, “Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp” là hai hình thức đầu tư trực tiếp nhanh nhất mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi phát triển tại Việt Nam để có thể đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp:

  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.
05 loại hình doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong số các loại hình doanh nghiệp trên khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý:

2.1. Công ty TNHH một thành viên 

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Cách góp vốn: Nhà đầu tư có thể mua toàn bộ phần vốn góp để trở thành chủ sở hữu công ty hoặc mua một phần góp vốn của chủ sở hữu làm chuyển đổi từ Công ty TNHH 1 thành viên thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

2.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Cách góp vốn: Nhà đầu tư mua cổ phần vốn góp làm tăng thêm thành viên, thủ tục mua cổ phần góp vốn đều tùy thuộc vào vốn mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ bao nhiêu trong số vốn tổng của công ty. 

2.3. Công ty Cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: 

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Cách góp vốn: Nhà đầu tư mua cổ phần phát hành lần đầu, cổ phần phát hành thêm của Công ty cổ phần hoặc mua lại cổ phần của công ty cổ phần từ cổ đông trong trong ty.

2.4. Công ty Hợp danh 

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Cách góp vốn: Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty.

2.5. Doanh nghiệp tư nhân 

Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc đầu tư vào hình thức doanh nghiệp tư nhân cho nên rất ít nhà đầu tư lựa chọn để tránh nhiều rủi ro có thể xảy ra.

Do khái niệm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là các tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông nên hai loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH được ưa chuộng hơn so với doanh nghiệp tư nhân.

3. Các bước thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài?

Bước 1: Tiến hành thủ tục xin cấp phép đầu tư (quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020).

Bước 2: Tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020)

Bước 3: Trong 03 ngày làm việc, từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Nếu từ chối đăng ký doanh nghiệp thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Để đầu tư vào thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư cần nắm bắt được quy định pháp luật để tận dụng cơ hội đầu tư một cách tốt nhất. Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

4. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2020.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY LUẬT SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020