Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Điều kiện đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp cần biết

30/01/2023
Chào luật sư, tôi muốn đầu tư thành lập công ty tại Lào ngành, nghề về du lịch. Tôi có được thực hiện đầu tư từ Việt Nam ngành nghề này không và để thực hiện dự án, cần phải đáp ứng những điều kiện đầu tư ra nước ngoài nào?

Điều kiện đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiêp
Trong xu thế toàn cầu hoá, làn sóng doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài tại các thị trường tiềm năng như Mỹ, châu  u, Trung Quốc cho tới các thị trường Đông Nam Á càng có xu hướng gia tăng. Để giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các thị trường tiềm năng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cũng như tận dụng tối đa nguồn nhân lực dồi dào ở nước sở tại, đầu tư ra nước ngoài là một hình thức đầu tư được Nhà nước khuyến khích, song cũng là khía cạnh nhạy cảm ảnh hưởng tới dự trữ ngoại hối, quốc phòng - an ninh và lợi ích chung của toàn xã hội. Vậy ngành, nghề của bạn có thể thực hiện đầu tư từ Việt Nam không và cần đáp ứng các điều kiện đầu tư nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu thêm về những điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo Luật Đầu tư 2020.

1. Đầu tư ngành, nghề về du lịch ra nước ngoài được không?

Ngành, nghề đầu tư là điều kiện đầu tiên mà nhà đầu tư cần tìm hiểu khi thực hiện một dự án đầu tư. Căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư không được thực hiện hình thức đầu tư ra nước ngoài đối với các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan. Theo đó, những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh ra nước ngoài theo pháp luật đầu tư trong nước bao gồm:

  • Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020
  • Kinh doanh mại dâm.
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
  • Kinh doanh pháo nổ.
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
  • Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

=> Như vậy, căn cứ theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam, đối với ngành, nghề về du lịch, bạn hoàn toàn có thể thực hiện đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài mà không thuộc ngành, nghề bị cấm hay hạn chế đầu tư.

Đối với những nhà đầu tư kinh doanh ngành nghề khác cần lưu ý thêm các nhóm ngành nghề đầu tư có điều kiện tại Việt Nam và cả quốc gia nơi tiếp nhận đầu tư như ngành: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình và kinh doanh bất động sản và các ngành nghề đầu tư có điều kiện tại quốc gia nơi tiếp nhận đầu tư. Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật tương ứng trong lĩnh vực đó, cũng như được Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư. Cụ thể: 

  • Đối với các ngành, nghề ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán: nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
  • Đối với ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình: nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam và được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản.

Việc nắm bắt các quy định pháp luật về ngành nghề đầu tư tại một quốc gia khác có thể gặp nhiều trở ngại, nhà đầu tư trong nước tốt nhất nên có sự tư vấn, hỗ trợ từ những đơn vị chuyên môn tại quốc gia đó để thuận lợi gia nhập thị trường.

2. Điều kiện để được cấp phép đầu tư ra nước ngoài

Để được cấp phép đầu tư ra nước ngoài, Doanh nghiệp trong nước cần phải đáp ứng các điều kiện sau: 

♦ Thứ nhất, phù hợp với nguyên tắc đầu tư. 

Về mục đích đầu tư, là nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Về quy định đầu tư, Nhà đầu tư đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định pháp luật của Việt Nam; pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; Điều ước quốc tế có liên quan.

Về quá trình đầu tư, Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

♦ Thứ hai, ngành nghề đầu tư không thuộc ngành nghề, cấm đầu tư và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với các ngành nghề có điều kiện.

Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài cần phải lưu ý không thực hiện các dự án đầu tư bị pháp luật cấm và phải đáp ứng các điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với các ngành nghề có điều kiện căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam, ở nước tiếp nhận đầu tư và cả trong các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên. 

♦ Thứ ba, cam kết về nguồn vốn đầu tư.

Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài cần phải có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở tổ chức tín dụng được phép. 

♦ Thứ tư, có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

♦ Thứ năm, xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài.

Nhà đầu tư thực hiện các dự án như sau cần phải có tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: 

  • Dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
  • Dự án năng lượng.
  • Dự án chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản.
  • Dự án khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
  • Dự án có xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng; dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trừ các hoạt động cung cấp dịch vụ: môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản.

3. Câu hỏi thường gặp về điều kiện đầu tư ra nước ngoài 

Câu hỏi 1: Cá nhân có thể xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài không? 

Trả lời: Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định cá nhân có quyền thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài và xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài. 

Câu hỏi 2: Doanh nghiệp có thể đầu tư ra nước ngoài dưới những hình thức nào? 

Trả lời: Căn cứ theo quy định của Điều 52 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư có thể đầu tư ra nước ngoài dưới những hình thức sau: 

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Câu hỏi 3: Khi chậm thực hiện góp vốn đầu tư ra nước ngoài thì phải làm gì?

Trả lời: Khi nhà đầu tư chậm thực hiện góp vốn đầu tư ra nước ngoài thì cần phải làm thủ tục xin điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. 

4. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020