Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Các ngành nghề hot nên đầu tư tại Myanmar

21/11/2022
Myanmar đang trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng cho nhà các nhà đầu tư tìm kiếm miền mới đất mới. Việt Nam hiện đang trong top 10 nhà đầu tư tại Myanmar. Vậy đâu là những ngành nghề hot ở Myanmar giúp nhà đầu tư thành công trên đất nước này. Hãy cùng Siglaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây

I. Một số ngành nghề hot mà nhà đầu tư nên đầu tại vào Myanmar

Kể từ khi Myanmar mở cửa với thế giới, đã có rất nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài trong hầu hết các ngành nghề (trừ những lĩnh vực trong danh sách cấm). Tuy vậy, những ngành nghề kinh tế sau đã và đang đặc biệt thu hút các nhà đầu tư nước ngoài:

 


 

Các ngành nghề nên đầu tư tại Myanmar hiện nay

1.  Năng lượng

Cho đến nay, năng lượng là ngành hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chiếm 72,04% tổng vốn FDI lũy kế năm 2021. Sau đó đó đến thủy điện, dầu khí và gas. Myanmar sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nên có thể mời gọi các khoản đầu tư nước ngoài dựa trên việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

2.  Thủy điện

Có rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư để giúp Myanmar đạt được mục tiêu điện khí hóa toàn quốc vào năm 2030. Về trung hạn, Myanmar thậm chí có thể phát triển thành nhà xuất khẩu điện sang các nước láng giềng. Thiếu hụt điện là một vấn đề nghiêm trọng gây cản trở khả năng phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy ngành năng lượng sẽ vẫn tiếp tục là ngành được chính phủ ưu tiên đầu tư (chính phủ Myanmar đã lên kế hoạch tăng công suất sản xuất điện lên 20.000 MW vào năm 2030). Bên cạnh những khó khăn thách thức thường thấy của việc đầu tư vào nhà máy thủy điện như vốn đầu tư cao và công suất giảm mạnh trong mùa khô, giá điện thấp tại Myanmar cũng là một trong những yếu tố ngăn cản các nhà đầu tư đến với ngành điện. Mặc dù có rất nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư vào ngành điện Myanmar và nhiều công ty khác đang nằm trong danh sách đăng ký đầu tư, nhưng ngành điện vẫn tiếp tục là lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư khi nhu cầu tiêu thụ điện đang tăng cao cả ở trong nước cũng như từ các quốc gia láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc. Nhà đầu tư có thể xây dựng các nhà máy sản xuất thủy điện và nhiệt điện có vốn đầu tư nước ngoài có thể được phép thành lập doanh nghiệp tại Myanmar trên cơ sở góp vốn cổ phần với Chính phủ hoặc theo hợp đồng BOT.

3. Dầu khí

Bên cạnh thủy điện, trữ lượng dầu khí dồi dào cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Myanmar, chiếm khoảng 30% đến 40% tổng giá trị xuất khẩu trong 2 năm qua. Theo ADB, trữ lượng dầu của Myanmar vào khoảng 3,2 tỷ thùng, tương đương với nhiều nước trong khối ASEAN. Hiện tại, Myanmar đang đứng thứ 46 trên thế giới về trữ lượng khí tự nhiên đã được chứng minh. Trữ lượng dầu thô và khí tự nhiên đã được chứng minh của Myanmar

không nhiều so với thế giới, nhưng trữ lượng tiềm năng có thể cao hơn rất nhiều do còn nhiều khu vực vẫn chưa được thăm dò. Hiện tại, theo Bộ Điện và Năng lượng, việc thăm dò và khai thác các lô dầu khí ngoài khơi và trên đất liền đang trong quá trình đấu thầu. Có thể có nhiều đầu tư nước ngoài hơn vào lĩnh vực dầu khí sau quá trình đấu thầu.

Để tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí tại Myanmar, các công ty cần ký hợp đồng với Tổng công ty Dầu khí Myanmar (MOGE). Trước đây, nếu muốn đầu tư vào ngành dầu khí Myanmar các nhà đầu tư nước ngoài có thể đăng ký và thỏa thuận trực tiếp với MOGE và Bộ năng lượng Myanmar (MOE). Tuy nhiên các nhà đầu tư đã phải thực hiện đấu thầu kể từ năm 2011 đối với những lô dầu khí trên đất liền và từ năm 2013 đối với những lô ngoài khơi. Nhà đầu tư nước ngoài được yêu cầu lập doanh nghiệp liên doanh với công ty trong nước tại các lô dầu khí trên đất liền và tại vùng nước nông, điều này không áp dụng với vùng nước sâu. Nhà đầu tư phải cam kết trả 12,5% khối lượng khai thác được cho Chính phủ (đối với cả các lô trong đất liền và các lô ngoài khơi). Sau khi trừ chi phí hoàn vốn (50% tới 60%), MOGE sẽ hưởng khoảng 60 tới 90% giá trị còn lại, tùy thuộc vào tỷ lệ khai thác và độ sâu của giếng khoan.

4. Khai khoáng 

Khai khoáng đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Myanmar. Myanmar là quốc gia sản xuất hồng ngọc hàng đầu trên thế giới, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng toàn thế giới. Năm ngoái, xuất khẩu ngọc bích đứng vị trí thứ 2 và chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh trữ lượng lớn về ngọc thạch và đá trang sức (ngọc bích và đá quý), tuy nhiên nằm trong danh mục bị cấm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng Myanmar sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm các loại khoáng sản sau: Phèn, hổ phách, Antimon, Barit, Bauxite, Beryl, Bismuth, Cadmium, Chromite, Cinnebar, Than đá, Coban, Columbite, Đồng, Corundum, Đá quý, Vàng, Than chì, Thạch cao, Iridi, Quặng sắt, Jadeite, Kaolin, Chì, Mangan, Mica, Molypden, Khí tự nhiên, Niken, Ocher, Dầu, Đá phiến dầu, Phốt phát, Bạch kim, Muối, Saltpetre, Bạc, Soda, Steatite, Sulphates, Sulphit, Lưu huỳnh, Thiếc , Titan, Vonfram và Kẽm. Các nhà đầu tư có thể hỗ trợ việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. Myanmar là một ứng cử viên của Sáng kiến ​​Minh bạch Công nghiệp Khai thác.

5.  Nông nghiệp – Thủy sản 

Kinh tế Myanmar phụ thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp (chiếm 30% GDP). Tuy trang thiết bị sản xuất và công nghệ còn kém phát triển, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả khả quan. Nông nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nước và đất dồi dào. Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác cũng có nhiều cơ hội phát triển như cao su, dầu cọ, ngô, mía, và các sản phẩm khác. Thủy sản cũng là một ngành tiềm năng, với 2.832 km đường bờ biển dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman của Myanmar, nghề cá là cơ hội quan trọng cho các cộng đồng và doanh nghiệp ở các vùng ven biển của Myanmar (đặc biệt là ở Bang Rakhine). Các ngư trường trong vùng biển của Myanmar tương đối ít bị khai thác hơn các nơi khác. Ngành nuôi trồng thủy sản đang vận hành gần 50.000 ha ao nước ngọt. Các cơ hội trong lĩnh vực này tồn tại ở ven bờ (ví dụ như ao cá, hệ thống sông nội địa và nuôi trồng thủy sản), ngoài khơi và ở các vị trí biển sâu.

Với nguồn tài nguyên dồi dào và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp và thủy sản là ngành hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào các doanh nghiệp quốc tế hoặc doanh nghiệp Myanmar hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và hiện đang cần mở rộng, hoặc thành lập doanh nghiệp mới. Tuy nhiên hoạt động sản xuất và phân phối giống cây trồng chỉ được phép hoạt động dưới hình thức cổ phần với công dân Myanmar.

6.  Bất động sản 

Một ngành nhiều hứa hẹn khác là bất động sản – một trong những ngành thu hút nhiều sự chú ý nhất của các nhà đầu tư. Giá bất động sản sau đó đã tăng vọt kể từ cải cách năm 2011 khi dòng vốn FDI tăng mạnh làm tăng nhu cầu bất động sản. Giá đất tại khu vực sầm uất ngày càng tăng cao. Giá thuê văn phòng mại tại Yangon giờ đây thậm chí tương đương với những thành phố đắt đỏ khác như Singapore và cao hơn rất nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội mặc dù các tòa nhà loại văn

phòng loại A tại Yangon đều chưa sánh được với văn phòng loại A theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo Colliers International, giá văn phòng tại Myanmar sẽ tăng thêm 25% trong vòng 2 năm tới. Nhà đầu tư nước ngoài không được phép sở hữu đất. Tuy nhiên, họ có thể được thuê đất trong 50 năm, sau đó được gia hạn thêm 2 lần, mỗi lần 10 năm. Để đầu tư vào văn phòng

và khu căn hộ, nhà ở gần khu công nghiệp, nhà ở bình dân, và khu thị trấn mới, nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia góp vốn cổ phần với các nhà đầu tư trong nước. Đối với dự án khách sạn từ 3 sao trở lên thì có thể do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100%. Nhà đầu tư nước ngoài còn có thể đầu tư vào những dự án BOT và chuyển trả lại cho chủ sở hữu đất (Chính phủ) sau 30 đến 50 năm. Dự báo nhu cầu về nhà ở, văn phòng, khu thương mại bán lẻ và khách sạn sẽ tăng mạnh khi dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào. Chính vì vậy bất động sản sẽ tiếp tục thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý tới hiện tượng bong bóng bất động sản có thể sẽ sớm xảy ra và bùng nổ như đã từng xảy ra tại Việt Nam.

7. Viễn thông 

Trong công bố của chính phủ Myanmar trong thư chào thầu, thì tỉ lệ sử dụng smartphone hiện tại tại đất nước này đã đạt trên 60%. Với tốc độ phát triển kinh tế tốt, tăng trưởng GDP trên 8%/năm, Myanmar sẽ có tốc độ phát triển về data tương ứng, đặc biệt có tới 80% người dân lựa chọn máy điện thoại thông minh smartphone khi mua máy cho thấy ngành viễn thông còn rất nhiều tiềm năng phát triển về dài hạn. Cùng với dân số xấp xỉ 65 triệu người, tỷ lệ tiếp cận Internet ngày càng cao trong khi chất lượng đường truyền Internet hiện ở mức rất thấp, Myanmar được coi là “mảnh đất màu mỡ” cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trong và ngoài nước. Theo Luật đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào ngành viễn thông mà không bị giới hạn đầu tư. Tuy nhiên Chính phủ có thể đưa ra một số quy định và hạn chế riêng.

Ngành du lịch và khách sạn ở Myanmar đã phát triển nhanh chóng sau khi đất nước mở cửa kinh tế và chính trị. Hiện tại, khách du lịch nước ngoài (trong chuyến thăm ngắn hạn đầu tiên đến Myanmar) chủ yếu đến thăm Yangon, Bagan, Hồ Inle, Nyaung Shwe và Mandalay. Tuy nhiên, Myanmar còn cung cấp thêm nhiều kho tàng vẻ đẹp tự nhiên chưa được khám phá - từ Kawthaung ở vùng nhiệt đới Đông Nam, đến Putao trên dãy Himalaya.

8. Những ngành nghề khác

Myanmar đang trải qua quá trình di cư dần dần của người dân từ nông thôn ra thành thị. Điều này được thúc đẩy bởi một loạt các cơ hội giáo dục, nghề nghiệp và thu nhập. Cùng với những thách thức của đô thị hóa, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp  trong và ngoài nước giúp pháttriển các thành phố tốt hơn, thông minh hơn và đáng sống hơn trong nước. Việc thay đổi mô hình nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng mở ra cơ hội mới cho việc phân phối nhiều loại hàng hóa tiêu

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020