Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

Các loại hình công ty theo quy định pháp luật của Malaysia.

23/11/2022
​​​​Đăng ký một pháp nhân với Ủy ban doanh nghiệp Malaysia (SSM) là yêu cầu đầu tiên để nhà đầu tư nước ngoài được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Malaysia. Để xác định đúng loại hình công ty khi thành lập cũng như thuận lợi trong quá trình vận hành doanh nghiệp sau này, Quý khách hàng cần nắm rõ về các loại hình công ty. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới Quý khách hàng các thông tin về các loại hình công ty theo quy định pháp luật của Malaysia.

1. Các loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật Malaysia

Malaysia đang có một môi trường kinh doanh sôi động với nhiều loại hình tổ chức kinh tế. Nhìn chung, mô hình kinh doanh ở Malaysia có thể thực hiện theo một trong những hình thức sau đây:

  • Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship)
  • Hợp danh (Partnership)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Luật Công ty 2016 điều chỉnh hoạt động của tất cả các công ty ở Malaysia. Theo đó, một công ty sẽ phải tiến hành đăng ký với Ủy ban Doanh nghiệp Malaysia (SSM) để được phép thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Có 03 loại hình công ty thực hiện theo quy định của Luật Công ty 2016, bao gồm:

  • Công ty TNHH theo phần vốn góp (Công ty TNHH cổ phần – Company limited by shares) gồm hai loại:
  • Công ty tư nhân (nội bộ) - xác định thông qua từ “Sendirian Berhad” (chữ viết tắt là “Sdn.Bhd”)
  • Công ty đại chúng – xác định thông qua từ “Berhad” (chữ viết tắ là “Bhd”)
  • Công ty TNHH bảo lãnh (Company limited by guarantee)
  • Công ty trách nhiệm vô hạn (Unlimited Company)

Ngoài các loại hình công ty trên, Malaysia còn có 02 loại hình công ty khác được điều chỉnh bởi Luật Công ty 2016 và Luật Công ty TNHH hợp danh 2012, gồm:

  • Công ty nước ngoài (Foreign Companies)
  • Công ty TNHH Hợp danh (Limited Liability Partnership)

2. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh hoàn toàn thuộc sở hữu của một cá nhân duy nhất và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có công dân Malaysia hoặc người nước ngoài thường trú tại Malaysia đáp ứng đủ điều kiện được thành lập doanh nghiệp tại Malaysia mới có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân có một số ưu điểm nhất định như:

  • Thủ tục thành lập không yêu cầu nhiều tài liệu hồ sơ, dễ dàng và nhanh chóng
  • Không tốn quá nhiều chi phí thành lập và không cần đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Malaysia về kiểm toán.
  • Doanh nghiệp tư nhân dễ dàng chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH (Sdn.Bhd)

3. Doanh nghiệp hợp danh

Hợp danh hay “quan hệ đối tác” ở Malaysia là một loại hình doanh nghiệp gồm ít nhất 02 thành viên và tối đa là 20 thành viên hợp danh làm chủ sở hữu. Tương tự như doanh nghiệp tư nhân, các thành viên là chủ sở hữu của doanh nghiệp hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ,  khoản nợ của công ty và chỉ có công dân Malaysia hoặc người nước ngoài thường trú tại Malaysia mới được phép thành lập doanh nghiệp hợp danh.

Loại hình doanh nghiệp này phù hợp để thành lập trong các lĩnh vực như pháp lý, kế toán… Cần phải lưu ý rằng, “trách nhiệm vô hạn” phát sinh từ thời điểm “đối tác” (thành viên hợp danh) gia nhập làm thành viên của công ty. Đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty phát sinh trước đó, thì thành viên mới không phải chịu trách nhiệm.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Như đã trình bày ở trên, công ty TNHH gồm 4 loại hình sau đây:

4.1 Công ty TNHH theo phần vốn góp (Công ty TNHH cổ phần)

Công ty TNHH theo phần vốn góp hay được gọi là TNHH cổ phần là loại hình công ty rất phổ biến ở Malaysia. Công ty TNHH cổ phần nghĩa là một công ty được thành lập theo nguyên tắc trách nhiệm của các thành viên được giới hạn bởi một bản Điều lệ dựa trên số vốn góp (kể cả cam kết) của mỗi thành viên. Loại hình này được thành lập theo hai dạng: công ty TNHH tư nhân (nội bộ) hoặc Công ty TNHH đại chúng.

Sendirian Berhad (SDN BHD) là một công ty TNHH tư nhân,  là một pháp nhân riêng biệt với chủ sở hữu của nó, có nghĩa là nó có thể mua hoặc bán tài sản, ký kết hợp đồng pháp lý và khởi kiện hoặc bị kiện ra tòa án. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm đối với số tiền họ đã đóng góp cho công ty và tài sản cá nhân của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Thành viên tối thiểu trong một công ty tư nhân là hai và tối đa là năm mươi. Người nước ngoài được phép sở hữu 100% vốn của công ty. Tuy nhiên, đối với một số ngành, Chính phủ sẽ yêu cầu tối thiểu 30% vốn của Malaysia và cần xin giấy phép kinh doanh từ chính phủ, gồm:. giáo dục, dầu khí, tài chính – ngân hàng, du lịch và nông nghiệp

Berhad (BHD) là một công ty TNHH đại chúng, cổ phiếu của nó có thể được chào bán ra công chúng trong một thời gian cố định và bất kỳ hình thức. Số lượng tối thiểu (cổ đông) thành viên hai và tối đa số lượng không giới hạn của các thành viên. Các công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng thường được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và chịu sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Malaysia . Ngoài ra, công ty TNHH đại chúng phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và báo cáo báo cáo tài chính.

4.2. Công ty TNHH bảo lãnh

Công ty TNHH bảo lãnh nghĩa là một công ty được thành lập trên cơ sở trách nhiệm của thành viên,giới hạn theo phạm vi phần tài sản mà các thành viên cam kết sẽ góp trong trường hợp công ty bị thanh lý (hoặc nợ).

Lợi nhuận thu được từ công ty sẽ không được chia cho các thành viên của công ty mà có thể sử dụng để tái đầu tư vào công ty. Vì vậy, loại hình này phù hợp để vận hành các hội, các tổ chức từ thiện, xã hội và quyên góp. Nếu số lượng thành viên công ty từ 20 người trở lên thì sẽ phải tiến hành đăng ký tổ chức với SSM.

4.3. Công ty trách nhiệm vô hạn

Công ty trách nhiệm vô hạn là loại hình công ty mà các thành viên (cổ đông) phải chịu trách nhiệm vô hạn (bằng toàn bộ tài sản, bao gồm cả tài sản cá nhân) đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty. Các cổ đông của công ty trách nhiệm vô hạn có thể tự do chào bán lại cổ phần của họ cho công ty. Tuy nhiên, quy định về thành lập công ty trách nhiệm vô hạn khá phức tạp và phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt. Thông thường, công ty trách nhiệm vô hạn sẽ hoạt động như một quỹ hỗ trợ cho mục đích đầu tư, thay vì mục đích kinh doanh lợi nhuận

4.4. Công ty TNHH hợp danh

Đây là một loại hình mới được đề xuất vào năm 2003 và chính thức được ban hành thành Luật năm 2012. Công ty TNHH hợp danh (LLP) là 1 loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật công ty TNHH hợp danh Malaysia 2012 kết hợp đặc điểm của công ty và doanh nghiệp hợp danh chuyên biệt.

Công ty TNHH hợp danh có tư cách pháp nhân tách biệt với các thành viên của công ty. Theo đó, bất kỳ sự thay đổi thành viên nào cũng sẽ không ảnh hưởng đến sự tồn tại, quyền lợi và nghĩa vụ của công ty TNHH hợp danh. Công ty TNHH hợp danh có thể hoạt động với ít hơn 2 thành viên trong một khoảng thời gian không được quá 06 tháng hay dài hơn được quyết định bởi người đại diện dựa vào ý kiến của thành viên còn lại,miễn là thời gian đó kéo dài không quá 01 năm.

Thành viên công ty TNHH hợp danh chịu trách nhiệm hữu hạn đối với công ty, theo đó các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty sẽ được chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Trong khi công ty hợp danh thông thường, thành viên công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty.

Công ty TNHH hợp danh thường được thành lập đối với các mục đích chủ yếu như: Chuyên gia (ví dụ :Luật sư, Kế toán …); Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Liên doanh; Vốn liên doanh

5. Công ty nước ngoài

Công ty nước ngoài dành cho người nước ngoài đã thành lập doanh nghiệp ở các quốc gia khác và muốn thành lập chi nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện tại Malaysia.

Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân độc lập tại Malaysia. Do đó, công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ phải trả. Văn phòng đại diện không được tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào tạo ra lợi nhuận, không được ký kết hoặc giao kết hợp đồng.Văn phòng đại diện chủ yếu hoạt động trong việc thu thập hoặc phân tích thông tin, phát triển sản phẩm và nghiên cứu cơ hội kinh doanh tại thị trường Malaysia.

Chi nhánh công ty không phải là một pháp nhân riêng biệt mà là một phần mở rộng của công ty mẹ nước ngoài. Công ty mẹ nước ngoài phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ của chi nhánh tại Malaysia. Hoạt động của chi nhánh công ty tại Malaysia phải phù hợp hoạt động của công ty mẹ nước ngoài đồng thời phải đảm bảo điều kiện ít nhất một người cư trú tại Malaysia là đại diện của chi nhánh và phải đăng ký thành lập với SSM.

6. Căn cứ pháp lý

  • Luật công ty Malaysia 2016
  • Luật Công ty TNHH hợp danh Malaysia 2012

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020