Siglaw Firm - Hãng Luật sư chuyên sâu pháp lý doanh nghiệp FDI và Việt Nam

5 phút để hiểu rõ loại hình công ty TNHH 2 thành viên

13/01/2023
Trong số các loại hình doanh nghiệp được phép hoạt động ở Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp phổ biến được lựa chọn nhiều nhất ở Việt Nam, bởi nó có những đặc điểm và lợi thế nhất định. Thông qua bài viết sau đây, khách hàng có thể hiểu rõ thêm loại hình công ty TNHH 2 thành viên.

5 phút để hiểu rõ loại hình công ty TNHH 2 thành viên
Sau đây là những kiến thức tổng quan của công ty luật Siglaw về công ty TNHH 2 thành viên trở lên, bao gồm khái niệm, đặc điểm và những ưu - nhược điểm cần lưu ý khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

1. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì?

Theo Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

  • Có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. 
  • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
  • tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Có quyền phát hành trái phiếu theo quy định.
  • Có thể là công ty đối vốn hoặc công ty đối nhân và có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên với nhau. 

2. Đặc điểm công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

2.1. Về thành viên công ty TNHH 2 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên sẽ có tối thiểu từ 2 thành viên trở lên và tối đa cho một doanh nghiệp là 50 thành viên. Thành viên công ty TNHH 2 thành viên có thể là một cá nhân, tổ chức có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Ngoài ra, theo quy định thì các thành viên hay tổ chức này không được thuộc các trường hợp cấm thành lập, mua cổ phần, góp vốn, mua vốn góp và quản lý doanh nghiệp dựa trên thông tin của Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể:

"a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự."
Đặc điểm công ty TNHH 2 thành viên trở lên

2.2. Cơ cấu tổ chức đối với công ty TNHH 2 thành viên 

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 2 thành viên rất chặt chẽ bao gồm những chức vụ sau đây: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nếu công ty có 11 thành viên trở lên sẽ phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp công ty có ít hơn 11 thành viên thì có thể thành lập Ban kiểm soát nếu như điều này phù hợp với yêu cầu Hội đồng thành viên.

2.3. Tư cách pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên

Công ty TNHH hai thành viên là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh; có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có thể nhân danh chính mình trong các giao dịch và hoạt động kinh doanh. 

2.4. Quy định vốn góp công ty TNHH 2 thành viên

Vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thành viên phải góp đúng, đủ số vốn đã cam kết. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp. 

2.5. Nghĩa vụ của thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên

Thành viên góp vốn có nghĩa vụ góp đủ số vốn vào doanh nghiệp trong thời hạn quy định của pháp luật. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty tự chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Tài sản công ty và tài sản của các thành viên công ty là hoàn toàn độc lập.

2.6. Huy động vốn và chuyển nhượng vốn đối với công ty TNHH 2 thành viên

Về huy động vốn:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể áp dụng các phương thức huy động vốn sau: 

  • Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách kết nạp thêm thành viên mới, tuy nhiên không quá 50 thành viên;
  • Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách huy động vốn từ các thành viên đang hoạt động trong công ty;
  • Huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức;
  • Phát hành trái phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu và cổ phần. Đây là một trong những hạn chế của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn so với loại hình công ty cổ phần. 

Về chuyển nhượng vốn:

Thành viên công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên trong công ty phải tuân thủ theo các điều kiện của pháp luật. Việc chuyển nhượng vốn của thành 

3. Ưu điểm và nhược điểm khi lựa chọn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Ưu điểm và nhược điểm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Sau đây là một số ưu, nhược điểm của loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên mà bạn cần biết, Siglaw tóm tắt một số ưu và nhược điểm, trong đó:

Ưu điểm: 

  • Nguồn vốn dồi dào do huy động từ nhiều thành viên góp vốn khác nhau. 
  • Có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của các thành viên nên đảm bảo an toàn đầu tư cho người góp vốn.
  • Hoạt động kinh doanh được thực hiện trên cơ sở quyết định của các thành viên góp vốn. 
  • Số lượng thành viên không nhiều nên dễ kiểm soát, quản lý. 
  • Cơ chế quản lý vốn góp và chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên trong công ty.

Nhược điểm:

  • Giới hạn số lượng thành viên không quá 50 thành viên.
  • Không được phát hành cổ phiếu nên hạn chế hơn trong việc huy động vốn. 
  • Một số quyền như: chuyển nhượng vốn, quyết định kế hoạch kinh doanh... tùy vào nội dung khác nhau mà cần thông qua cuộc họp hội đồng thành viên và cần ít nhất từ 51 - 81% tổng số vốn góp của các thành viên chấp thuận. 
  • Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Hotline: 0967 818 020

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: hanoi@siglaw.vn

Chi nhánh Miền Trung: Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: hcm@siglaw.vn


Xem tất cả
CÔNG TY SIGLAW
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0967 818 020
Email: hanoi@siglaw.vn
 
Chi nhánh Miền Trung:
Địa chỉ: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0967 818 020
 
Chi nhánh Miền Nam:
Địa chỉ: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0967 818 020
Email: hcm@siglaw.vn
 
Tư vấn miễn phí 24/7: 0967 818 020